Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) có chung câu hỏi và đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp khắc phục nợ đọng. "Bộ trưởng có giải pháp gì mới, có tính chất đột phá không, nếu không, không trả lời cũng được", đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) khẳng định.

'Nếu không có giải pháp mới, Bộ trưởng không cần trả lời'

Trí Lâm | 16/11/2017, 13:53

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) có chung câu hỏi và đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp khắc phục nợ đọng. "Bộ trưởng có giải pháp gì mới, có tính chất đột phá không, nếu không, không trả lời cũng được", đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) khẳng định.

‘Chính phủ nói không với tăng trần nợ công’

Giải trình trước Quốc hội tại phiên chất vấn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, nợ công tăng cao, áp lực trả nợ lớn và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm 2016 - 2020.

“Chúng ta đang đứng trước nhiệm vụ kép, đó là vừa phải đảm bảo phát triển nhanh, bền vững mà phải giải quyết tồn tại nền kinh tế tích tụ nhiều năm. Đây là vấn đề nan giải đặt ra cho toàn hệ thống chính trị”, Phó thủ tướng nói.

Phó thủ tướng cho biết nhiều thành viên Chính phủ, đại biểu Quốc hội và nhiều chuyên gia khuyến cáo Chính phủ nghiên cứu trình Trung ương, Quốc hội nới trần nợ công vì nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tăng lên. Chính phủ tính toán kỹ, và thấy rằng trần nợ công chỉ là một yếu tố, quan trọng là khả năng trả nợ. Tới cuối năm 2016, vay trả nợ nước ngoài đã vượt quá giới hạn cho phép 25%.

Do đó, "Chính phủ nói không với xin tăngtrần nợ công". Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính lập đề án giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, đảm bảo an toàn nợ công và Bộ Chính trị đã có riêng một Nghị quyết về vấn đề này.

Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, hiệu quả đầu tư công chưa cao do thời gian triển khai đầu tư, thực hiện nhiều thủ tục, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, đền bùkéo dài thời gian làm cho vốn đầu tư vượt lên phải điều chỉnh, không có nguồn vốn bổ sung lại phải dừng, giãn, hoãn dự án…

Bên cạnh đó, trước đây chưa có Luật Đầu tư công, việc quyết định đầu tư còn tùy tiện vượtkhả năng cân đối của ngân sách, dàn trải dẫn đến thất thoát, dừng, giãn, hoãn rất lớn. Chính phủ ban hành Nghị quyết 1792, sau đó phát triểnlên thành Luật Đầu tư công và trong giai đoạn 2016 - 2020, số dự án đầu tư công đã giảm chỉ còn 1.000 dự án. Nợ đọng và ứng của các giai đoạn trước đã được tập trung vào giai đoạn đến năm 2020.

Bộ trưởng Dũng cũng cho biết có tình trạng các dự án phê duyệt có tổng mức đầu tư không sát tình hình thực tế, vượt so với tính toán và nhu cầu, chưa có biện pháp kiểm soát, Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan xây dựng định mức, làm cơ sở tính toàn tổng mức đầu tư hợp lý; trình Quốc hội sửa đổi luật đầu tư công đảm bảo chặt chẽ nhưng vẫn giải quyết được các thủ tục nhanh gọn.

"Nếu không có giải pháp mới, Bộ trưởng không cần trả lời"

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho biết nợ đọng thuế là căn bệnh của tất cả tỉnh thành (73.000 tỉnợ đọng). Làm thế nào nuôi dưỡng nguồn thu bù lại thất thu đó và có giải pháp gì khắc phục một số nguyên nhân nợ đọng thuế? Vị này cũng cho biết, ngành thuế vẫn có một số cá nhân tiêu cực, tiếp tay cho trốn lậu thuế, thiếu công khai nên nhiều doanh nghiệp chây ì.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) có chung câu hỏi và đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp khắc phục nợ đọng. "Bộ trưởng có giải pháp gì mới, có tính chất đột phá không, nếu không, không trả lời cũng được", đại biểu khẳng định.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, đoàn Ninh Thuận cho biết có doanh nghiệp lập ra không sản xuất kinh doanh mà chỉ mua bán hóađơn, gây thiệt hại cho ngân sách khoảng 17.000 tỉ đồng mỗi năm. “Bộ trưởng có giải pháp đột phá gì, nếu không có đột phá cũng không cần trả lời”, đại biểu Cương nói.

Ông Cương cho rằng việc thanh toán khống để rút ruột ngân sách đang phổ biến và đặt câu hỏi hệ thống chi tiêu tài chính có được coi là pháp luật nữa không và vai trò trách nhiệm của các cơ quan là gì?

Trả lời về nợ đọng, hoàn thuế, Bộ trưởng Tài chính cho biết nợ đọng thuế của Việt Nam cao nhưng chỉ tương đương so với các nước Campuchia, Lào. Còn so với cácnước khối OECD hiện Việt Nam đang cao hơn. "Chúng tôi sẽ báo cáo Quốc hội thực trạng, nguyên nhân về các khoản thuế khó có khả năng thu hồi hiện đang ở mức khá cao”.

Bộ trưởng cho biết sẽ yêu cầu tiếp tục cải thiện thể chế ngành tài chính sẽ đẩy mạnh thanh tra kiểm tra theo phương thức quản lý rủi ro để chống nợ đọng thuế. Số lượng thanh tra thuế hằng năm lớn và số kiến thị tăng thu nhiều, như 10 tháng đầu năm 2017 khoảng 13.000 - 14.000 tỉ.

Bộ trưởng cũng thừa nhận cơ cấu thu ngân sách hiện nay phụ thuộc phần lớn vào ngân sách địa phương và cho biết đang giải quyết. Các địa phương nhận trợ cấp Trung ương phải tự đảm bảo nếu hụt thu thì phải dùng nguồn địa phương xử lý, kể cả nguồn dự phòng... Trung ương sẽ không bù cho số này mà tập trung cho địa phương điều tiết về Trung ương. Năm nay cố gắng đảm bảo tổng thể sẽ vượt, tổng thu ngân sách sẽ vượt trên 2,3%.

Thu ngân sách 2017 tăng 27% nhưng ngân sách địa phương là chủ yếu. Số thu ngân sách tới 15.10 thu được 995.600 tỉđồng, tương đương hơn 85,5% dự toán, trong đó ngân sách Trung ương 74,58%, còn địa phương đạt 93,56%. Bộ Tài chính sẽ phấn đấu tăng thu thuế xuất nhập khẩu, hoàn thuế thuế VAT, tăng khoản thu từ cổ phần hóaDNNN…

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Nếu không có giải pháp mới, Bộ trưởng không cần trả lời'