Chia sẻ với phóng viên về quan điểm cũng như mục tiêu sống còn của ngành thời trang Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế, NTK Audrey Hiếu Nguyễn - một NTK ở tuổi 9X đã cho rằng thời trang Việt Nam đã và đang tạo dấu ấn riêng của mình trong ngành thời trang toàn thế giới.

Nếu nhà thiết kế có lòng tự trọng, chắc chắn những mẫu nhái sẽ dần biến mất

Hải Yến | 15/02/2017, 10:16

Chia sẻ với phóng viên về quan điểm cũng như mục tiêu sống còn của ngành thời trang Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế, NTK Audrey Hiếu Nguyễn - một NTK ở tuổi 9X đã cho rằng thời trang Việt Nam đã và đang tạo dấu ấn riêng của mình trong ngành thời trang toàn thế giới.

NTK Audrey Hiếu Nguyễn chính là người đã mạnh tay chi 3 tỉ đồng để thiết kế trang phục dạ hội cho 10 thí sinh trong đêm chung kết hoa hậu. Đồng thời Audrey Hiếu Nguyễn cũng thiết kế các trang phục dạ hội cho Hoa hậu Nguyễn Thị Loan, Hoa khôi Diệu Ngọc tham dự các cuộc thi sắc đẹp quốc tế, được đánh giá cao.

Audrey có nhận xét gì về ngành thời trang Việt Nam?

Thời trang của Việt Nam hiện đang hòa quyện với các tinh tế của dân tộc, tiếp thu những kỹ thuật mới của quốc tế tạo nên một ngành công nghiệp thời trang phát triển và nhiều màu sắc. Hiện nay, theo như Audrey Hiếu Nguyễn quan sát, các NTK đang dần hình thành nên thời trang của chính mình còn những người khác vẫn chưa thể phân biệt được đâu là thời trang và đâu là trang phục dân tộc. Họ cần biết thời trang là mặc hàng ngày còn thiết kế dân tộc phải mang hơi hướng dân tộc.

Hơn nữa, thiết kế dân tộc không chỉ dừng lại ở đấy mà còn truyền tải thông điệp mới nhất của tộc nhưng vẫn giữ được hồn của đất nước mình. Sự phát triển là sự sáng tạo nên các NTK luôn tạo ra những điều bất ngờ cho chính thiết kế của mình. Theo tôi, đường đi của bất kể ngành thời trang ở một đất nước nào đều bị ảnh hưởng bởi thẩm mỹ và văn hóa của đất nước đó, nên không có một chuẩn mực nào là đường đi đúng hay sai, chỉ có trình độ và kỹ thuật đã tốt hay chưa. Thời trang là giúp mọi người nói lên được cái tôi cũng như gu thẩm mỹ của mình nên ngành thời trang phát triển ra sao là tùy thuộc vào nhìn nhận và cá tính của chính các NTK. Mình làm những gì mình thích, nên việc “dạo chơi giữa khu vườn đầy hoa” hay là nêu bật cá tính của mình cũng đều nằm trong mục đích mà mình vẽ nên bộ sưu tập đó. Vì trong thời trang, có những cái chỉ có thể làm 1 chiếc để trưng bày hay làm nhiều chiếc để bán, hay cũng chỉ để trình diễn mà thôi.

Được cho là "thánh nổ" khi nói rằng 10 bộ áo dạ hội trong cuộc thi Hoa khôi áo dài lên tới 3 tỷ, rồi lại giải thích đó là bao gồm cả tiền nguyên vật liệu, máy móc, nhà xưởng, nhân công... - Audrey Hiếu Nguyễn có cho rằng mình đang cố tình gây chú ý?

Đó là chuyện đã xảy ra từ cách đây 7-8 tháng trước khi tôi đang tập trung vào dự án mới. Tôi muốn khẳng định rằng thời trang cần chú ý vào nghệ thuật để phát triển. Ngành công nghiệp thời trang là một ngành công nghiệp sắt đá, mà giới thời trang Mỹ gọi đó là "throat cutting" (khó khăn tới mức cắt cổ) và tôi cũng không cho rằng mình cần thiết phải “nổ” để gây chú ý.

Bên cạnh đấy, với 3 tỉ đó tôi nghĩ mình vẫn còn nói chưa đầy đủ vì còn tính đến nhân công, nhà xưởng, thợ thuyền....

Một số thiết kế mang hơi hướng"Art Deco"củaAudrey Hiếu Nguyễn

Vậy thiết kế của Audrey khác gì so với các nhà thiết kế khác?

Bạn có bao giờ so sánh giữa hàng hiệu và hàng nhái hay không dù người sử dụng cứ cho rằng chất liệu của nó giống nhau? Những thiết kế của tôi chính là làm trực tiếp, thủ công, các nguyên vật liệu toàn là hàng nhập khẩu, chỉ cần sờ vào chất vải là thấy sự khác biệt ở mỗi thiết kế.Mơ ước của tôi là một thương hiệu của riêng mình, mang dấu ấn cá nhân "nhìn là biết". Đó sẽ là dòng thiết kế được pha trộn quá khứ, hiện tại và tương lai. Những form dáng, cấu trúc kinh điển được xử lý hoà quyện với kỹ thuật hiện đại sẽ tạo ra nhiều thiết kế tinh tế, thanh lịch, sang trọng và nữ tính. Bên cạnh đấy, tôi cho rằng kiến thức nghề vững chắc, nền tảng cọ xát phong phú, biết nắm bắt đúng cơ hội và tất nhiên cần một chút may mắn sẽ khiến NTK tạo nên tên tuổi của mình. Tôi tin rằng nếu sở hữu những yếu tố này, rất nhanh thôi, một tài năng sẽ được sớm công nhận.

Là người Việt nhưng được học bài bản tại Mỹ, tôi tin văn hóa quê hương cùng kiến thức thế giới sẽ song hành trong tôi, giúp tôi nuôi dưỡng và phát triển niềm đam mê thời trang theo lối đi riêng.

Dù vấp phải khá nhiều ồn ào nhưng Audrey Hiếu Nguyễn vẫn luôn được các người đẹp ủng hộ, bạn có cho rằng mình được ưu ái khá nhiều?

Tôi nhận thấy không chỉ mình mà còn có rất nhiều các NTK khác cũng bị phản đối mà không cần chú ý đến tài năng của chính người đó, miễn là thỏa mãn sự tò mò của nhiều người. Có bao giờ bạn tự hỏi ngược lại các người đẹp có thấy tự tin khi mặc những trang phục do chính mình thiết kế hay không? Bởi vì họ tự tin, họ tin tưởng vào tài năng của mình nên họ mới bảo vệ, còn nếu không, sẽ không có bất cứ ai bảo vệ nếu như bạn không có tài năng hay tạo dấu ấn riêng của mình với người khác, đặc biệt là đi ra đấu trường quốc tế.

Cũng như mọi ngành nghề khác, kỹ thuật thiết kế cơ bản của thời trang luôn có quy tắc chung mà bất kỳ người làm nghề nào cũng phải sử dụng. Tuy nhiên để đặt dấu ấn cá nhân lên mỗi thiết kế, nếu bạn có kiến thức vững vàng về nghề và đủ lòng tự trọng, chắc chắn những phiên bản mẫu nhái sẽ dần biến mất.

Hiếu Nguyễn với các thiết kế của mình

Với tuổi đời khá trẻ, bạn cho rằng mình cần học hỏi những điều gì với các NTK đàn anh, đàn chị đi trước?

Với tôi, thời trang Việt Nam đang dần ổn định và phong phú hơn rất nhiều trong những thiết kế của các NTK khắp nơi. Đặc biệt là cácNTK có những nét đặc trưng rất riêng để tạo ra dấu ấn của mình ví như NTK Công Trí….đã tạo được tên tuổi của mình ở trong và ngoài nước.

Bản thân mình thích sự cổ điển, pha trộn những kỹ thuật hiện đại, chính vì thế mình đã bị ảnh hưởng trong thời gian du học tại Mỹ, mình đã được thầy giáo mình là 1 trong những NTK sáng lập ra LonDon fashion week – Tuần lễ thời trang Luân Đôn hướng dẫn. Và thầy luôn ủng hộ mình phát triển khả năng sáng tạo bản thân, tức là tìm cái tôi trong chính thiết kế cho toàn bộ số đông để không bị hòa tan bởi bất cứ NTK nào. Ví dụ các NTK mà mình yêu thích như Oscar de la Renta, Marchesa, Carolina Herrera... họ đã tạo ra các phong cách đặc biệt mà chỉ cần nhìn thôi là đã phát hiện ra chính họ là chủ nhân của những bộ sưu tập đó.

Tôi cho rằng bản thân các NTK phải có cái tôi riêng, đạt tới độ hoàn mỹ… mới xứng đáng là NTK đứng đầu Việt Nam. Chính vì thế mọi NTK có sự khác biệt đều đáng cho mình học hỏi, dù chỉ là những chi tiết nhỏ, đặc biệt từ chính người đó.

Cảm ơn bạn về những chia sẻ.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu nhà thiết kế có lòng tự trọng, chắc chắn những mẫu nhái sẽ dần biến mất