Nga đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng loại thuốc trị ung thư mới alofanib trên bệnh nhân ung thư dạ dày di căn không đáp ứng với liệu pháp tiêu chuẩn, sau khi các thử nghiệm tiền lâm sàng thu được kết quả tốt, được giới y học châu Âu đánh giá là có triển vọng.

Nga thử nghiệm lâm sàng loại thuốc mới trị ung thư

Vũ Trung Hương | 26/05/2019, 06:27

Nga đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng loại thuốc trị ung thư mới alofanib trên bệnh nhân ung thư dạ dày di căn không đáp ứng với liệu pháp tiêu chuẩn, sau khi các thử nghiệm tiền lâm sàng thu được kết quả tốt, được giới y học châu Âu đánh giá là có triển vọng.

Theo Remedium, Hiệp hội ung thư lâm sàng Nga (RUSSCO) vừa thông báo, Bộ y tế Nga đã cấp giấy phép tiến hành một nghiên cứu lâm sàng về tính an toàn và hiệu quả sơ bộ của thuốc chống ung thư nhắm mục tiêu mới của Nga alofanib.

Nghiên cứu liên quan đến những bệnh nhân bị ung thư dạ dày chưa đáp ứng với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Các thử nghiệm này sẽ cho thấy sự an toàn và hiệu quả của thuốc. Chúng sẽ được thực hiện trên bệnh nhân ung thư dạ dày di căn không đáp ứng với liệu pháp tiêu chuẩn.

Kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng, từng được công bố trên các tạp chí European Journal of Cancer, Medicinal Chemistry và Investigational New Drugs cho thấy, loại thuốc mới do Nga phát triển là có triển vọng. Hiện tại, một thử nghiệm lâm sàng mở rộng giai đoạn 1b đang được triển khai ở những bệnh nhân ung thư dạ dày di căn, những người không đáp ứng với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Nghiên cứu sẽ được tiến hành tại Moscow, St. Petersburg, Omsk và Rostov-on-Don.

Alofanib là chất ức chế allosteric đầu tiên của thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (Fibroblast growth factor receptor type 2 -FGFR2). Được biết, nhiều tế bào ung thư, bao gồm cả tế bào ung thư dạ dày, đều có FGFR2 trên bề mặt. Khi thụ thể được kích hoạt, diễn ra sự phân chia tế bào, sự phát triển của khối u và diễn ra di căn.

Loại thuốc mới chặn một phần của thụ thể, nằm trên bề mặt tế bào. Cơ chế này cho phép tác động lên thụ thể, bất kể sự xuất hiện của các dạng FGFR khác nhau và bất kể các thể đột biến khiến cho tế bào kháng trị liệu.

Cơ chế tác động này được công nhận là sáng tạo và được công ty Ruspharmtech của Nga đăng ký cấp bằng sáng chế ở Nga, các quốc gia thuộc Liên minh kinh tế Á - Âu, Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga thử nghiệm lâm sàng loại thuốc mới trị ung thư