Nhờ được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để quản lý nên tình trạng tàu cá khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài ở Cà Mau từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi.

Ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài nhờ thiết bị giám sát hành trình

Trần Khải | 22/08/2022, 00:49

Nhờ được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để quản lý nên tình trạng tàu cá khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài ở Cà Mau từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi.

Nhiều năm nay, tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển luôn là chủ đề được các cấp Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm. Để được Uỷ ban Châu Âu (EC) gỡ bỏ thẻ vàng trong khai thác thuỷ sản, nước ta đã không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân về chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Tỉnh Cà Mau cũng rất coi trọng vấn đề này. Địa phương đã yêu cầu các tàu cá thuộc diện đủ điều kiện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để quản lý tàu cá, chống vi phạm vùng biển nước ngoài với mục tiêu góp phần vào việc nước ta được EC gỡ bỏ thẻ vàng.

Tại huyện Ngọc Hiển, nhờ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nên ông N., ngư dân có tàu đang neo đậu ở cửa biển Rạch Gốc cảm thấy an tâm hơn mỗi lần vươn khơi đánh bắt. “Trước đây, khi chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mỗi lần ra khơi tôi lo trăm điều, nào là thiên tai, giông bão do thời tiết xấu. Chưa hết, khi ra biển thì lại lo lắng nếu mãi mê đánh bắt mà để phương tiên đi sang vùng biển nước bạn thì sẽ bị phạt nặng.

Từ khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tôi ăn ngon, ngủ sâu giấc hơn, tâm lý lo lắng, bất an không còn nữa. Vì mình di chuyển đến đâu đều được giám sát chặt chẽ và thông báo cho mình khai thác đúng quy định trên biển. Đặc biệt, mỗi khi thời tiết xấu các phương tiện đều nhận được cảnh báo từ đất liền. Nhờ đó, tôi cảm thấy an tâm hơn mỗi khi vươn khơi”, ông N. chia sẻ.

tau-1.jpg
Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình sẽ góp phần rất lớn vào việc chống vi phạm vùng biển nước ngoài

Ông Lâm Sĩ Em, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển chia sẻ, thị trấn Rạch Gốc có 149 phương tiện hành nghề đánh bắt trên biển. Trong đó, có 88 phương tiện đủ điều kiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Hiện có 100% phương tiện lắp đặt thiết bị này. Nhờ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá nên những năm gần đây, ở địa phương không có trường hợp vi phạm vùng biển nước ngoài. Lắp đặt thiết bị này có nhiều lợi ít, nhất là việc cảnh báo vi phạm vùng biển nước ngoài, thông tin tình hình thòi tiết xấu để ngư dân biết và tìm cách ứng phó.

Toàn huyện U Minh hiện có 888 phương tiện (3.857 thuyền viên) khai thác thủy sản lớn, nhỏ đang hoạt động khai thác thủy sản biển. Trong đó, tàu dưới 12m là 341 phương tiện, tàu từ 12m đến dưới 15m là 315 phương tiện, tàu từ 15m đến dưới 24m là 228 phương tiện và tàu trên 24m có 4 phương tiện. Từ tiềm năng và lợi thế sẵn có, địa phương đã định hướng trở thành một trong những huyện phát triển mạnh, bền vững kinh tế biển của tỉnh Cà Mau.

Trong đó, hướng tới các ngành nghề khai thác thủy sản và kinh tế biển thân thiện với môi trường, phát triển theo hướng hiện đại, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đồng thời, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân các xã ven biển, đặc biệt là các tài nguyên biển, được quản lý, khai thác hợp lý, hiệu quả và bền vững.

Ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh cho biết: “Vừa qua, hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện U Minh được quản lý chặt chẽ hơn. Địa phương đã chỉ đạo quyết liệt việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá để ngư dân không xâm phạm vùng biển nước ngoài; đầu tư xây dựng bến cá Khánh Hội, Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bảo xã Khánh Hội; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các cơ sở thu mua, chế biến thủy sản, sản xuất nước đá, cung cấp nước ngọt, xăng dầu…

Qua đó đã tạo điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển, giải quyết việc làm, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao sản lượng khai thác thủy sản trong thời gian qua”.

Khi được hỏi, vấn đề lớn nhất hiện nay mà nước ta thực hiện là đẩy mạnh tuyên truyền về chống khai thác IUU, tìm cách tháo gỡ thẻ vàng về tình trạng này, huyện U Minh đã làm gì để tuyên truyền cho ngư dân hiểu về việc vi phạm vùng biển nước ngoài và việc giám sát họ ra sao bằng thiết bị giám sát hành trình, xử lý như thế nào nếu chủ tàu cá cố tình ngắt kết nối sang vùng biển nước ngoài đánh bắt?

Ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh cho biết thêm: "Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của tỉnh, huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cấp bách tăng cường quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân tỉnh Cà Mau khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; tăng cường các biện pháp ngăn chặn tàu cá và ngư dân khai thác bất hợp pháp tại các vùng biển nước ngoài. Triển khai thực hiện kế hoạch về lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Xây dựng kế hoạch lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn huyện".

Cùng với đó, huyện U Minh đã thành lập tổ công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) huyện U Minh, nhằm tham mưu chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND huyện. 

Đồng thời, UBND huyện luôn sát sao chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp các ngành có liên quan, UBND các xã, thị trấn triển khai, thực hiện chống khai thác IUU đáp ứng theo thông lệ quốc tế, các công ước, hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia, phù hợp với quy định của các tổ chức nghề cá trong khu vực và quốc tế về chống khai thác IUU.

tau.jpg
Có thiết bị giám sát hành trình, tàu cá đánh bắt trên biển sẽ nhận được những cảnh báo kịp thời từ ngành chức năng

“Huyện U Minh hiện có 230/232 phương tiện theo diện phải thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Riêng 2 phương tiện chưa lắp đặt là do 1 phương tiện đã bán, 1 phương tiện cho thuê tại tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, còn 1 phương tiện không thuộc diện bắt buộc phải lắp đặt nhưng đã tự nguyện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Địa phương cũng đã yêu cầu chủ phương tiện và thuyền trưởng tàu khai thác hải sản xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, đến nay đã thực hiện ký cam kết 478 chủ phương tiện”, ông Thịnh cho hay.

Kết quả từ việc tuyên truyền của địa phương trong chống khai thác IUU, theo lãnh đạo UBND huyện U Minh là nhờ được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau, sự hướng dẫn cụ thể của Sở NN-PTNT tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau trong quá trình triển khai thực hiện việc tuyên truyền vận động ngư dân lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn huyện đạt được một số kết quả tích cực.

“Phần lớn ngư dân đã nắm được chủ trương, chính sách và lợi ích của việc lắp đặt thiết bị nên chủ động lắp đặt thiết bị đúng theo quy định. Công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên đã tiến hành với 230/232 tàu thuộc diện bắt buộc, đạt 99,1% kế hoạch”, ông Thịnh thông tin thêm.

Bài liên quan
Chùm ảnh: Cận cảnh khô hạn ở vùng ngọt Cà Mau
Do tác động của biến đổi khí hậu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất, sụt lún đất... làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài nhờ thiết bị giám sát hành trình