Các ngân hàng phải chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với các khoản dư nợ hiện tại và các khoản vay mới đối phó COVID-19.

Ngân hàng cắt giảm chi lương thưởng để giảm mạnh lãi suất

31/03/2020, 23:30

Các ngân hàng phải chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với các khoản dư nợ hiện tại và các khoản vay mới đối phó COVID-19.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng giảm chi phí hoạt động - Ảnh: Internet

Ngày 31.3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị số 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.

Đáng chú ý, theo chỉ thị này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với các khoản dư nợ hiện tại và các khoản vay mới đối phó COVID-19.

Các ngân hàng cần điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông. Đặc biệt, trước mắt ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt để giữ lại tối đa nguồn lực hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động xây dựng các kịch bản kinh doanh chi tiết (gồm các kế hoạch kinh doanh dự phòng theo diễn biến của dịch bệnh) nhằm mục tiêu đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, không để gián đoạn trong mọi tình huống.

Các tổ chức tín dụng phải xây dựng giải pháp cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo từng kịch bản diễn biến dịch, phù hợp với các biện pháp chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương; tăng cường cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử. Đồng thời, triển khai nghiêm túc, quyết liệt việc miễn giảm lãi suất và phí thanh toán để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Các tổ chức tín dụng cũng triển khai cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch.

Thống đốc cũng chỉ đạo lãnh đạo các tổ chức tín dụng xử lý nghiêm những đơn vị, cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ triển khai chậm, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm, thực hiện không đúng quy định trong quá trình thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Cũng theo yêu cầu từ Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin để đảm bảo có sự đồng thuận cao trong triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, nhất là giải pháp giữ nguyên nhóm nợ khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi… Chủ động thông tin đầy đủ, kịp thời về các giải pháp, chính sách, chương trình, gói sản phẩm hỗ trợ để khách hàng vay vốn biết và phối hợp thực hiện.

Cạnh đó, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; đa dạng các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp để hỗ trợ tích cực hơn với các đối tượng, ngành kinh tế. Tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch, biện pháp khắc phục khi cán bộ bị lây nhiễm dịch, đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng an toàn, thông suốt, không bị gián đoạn...

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng cắt giảm chi lương thưởng để giảm mạnh lãi suất