Tập trung cho các dự án có khả năng hoàn thành; kiên quyết cắt giảm số vốn bố trí không đúng quy định, không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện.
Kiểm toán nhà nước nhận định, nợ công tăng dẫn đến áp lực về nghĩa vụ nợ ngày càng cao đối với ngân sách nhà nước (chi trả phí, lãi vay) và quản lý nợ công (vay để trả nợ gốc) trong cả hiện tại và tương lai.
Chiều ngày 9.11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 với 418/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,19% tổng số đại biểu quốc hội.
Sáng ngày 12.6, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 với 95,48% đại biểu Quốc hội tán thành.
“Mô hình tăng trưởng của chúng ta chuyển đổi chậm, vẫn dựa vào đầu tư quá nhiều và đầu tư kém hiệu quả. Càng đầu tư hiệu quả thấp thì càng nợ nhiều, nợ nhiều thì nợ công tăng lên”, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH-ĐT) nói.
Chiều 11.11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp với 81,34% đại biểu biểu quyết tán thành.
Nếu nhìn vào những con số thống kê cụ thể, thì mức phân bổ ngân sách giữa trung ương và các địa phương trên cả nước dường như không công bằng cho lắm. Và điều này diễn ra theo cả 2 phía: các tỉnh điều tiết về ngân sách nhà nước và các tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương.
“Báo cáo của chúng ta thì hay nhưng nhận định thì có vấn đề. Hơn nữa, bản thân tài chính của ta không minh bạch, có nhiều khoản để ngoài ngân sách mà không báo cáo”, ông Phan Trung Lý Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội nhấn mạnh.