Đến ngày 7.2, các chợ truyền thống, dân sinh tại Hà Nội đồng loạt mở cửa trở lại, giá rau xanh tăng mạnh sau tết.

Ngày 7.2: Các chợ đồng loạt mở cửa lại, rau xanh tăng giá mạnh

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 07/02/2022, 09:41

Đến ngày 7.2, các chợ truyền thống, dân sinh tại Hà Nội đồng loạt mở cửa trở lại, giá rau xanh tăng mạnh sau tết.

Theo ghi nhận của Một Thế Giới, các chợ đầu mối, chợ truyền thống, dân sinh tại Hà Nội đã mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022. Việc buôn bán diễn ra tấp nập, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, trái cây, rau xanh, hoa tươi... giá cả tăng khoảng 10-30% so với ngày thường, trong đó mặt hàng rau xanh tăng giá mạnh nhất.

cho-dan-sinh.png
Các chợ dân sinh đã mở cửa lại sau tết

Cụ thể, ghi nhận tại một số chợ dân sinh như: Định Công, Láng Hạ, Thành Công, Nghĩa Tân, Hàng Da... giá cải bắp tăng gấp đôi lên 15.000 đồng/kg, cải cúc, cải xanh, mùng tơi, rau cầu... dao động từ 10 - 15.000 đồng/mớ, tăng từ 5 - 10.000 đồng/mớ; mỗi kg cà chua có giá 30.000 - 35.000 đồng, tăng gấp đôi ngày thường, súp lơ 25.000 - 30.000 đồng/chiếc...

Các tiểu thương cho biết, sau tết nguồn cung hạn chế cộng với thời tiết ở Hà Nội rét đậm nên giá rau xanh tăng mạnh. Những ngày tới, dự báo nguồn cung từ các tỉnh về Hà Nội ổn định hơn thì giá rau xanh sẽ hạ nhiệt so với thời điểm bây giờ.

Trong khi đó, các mặt hàng tươi sống, thực phẩm chế biến khá phong phú, giá cả tăng nhẹ. Giá thịt lợn dao động từ 120.000 - 180.000 đồng/kg; Giá gà ta khoảng 120.000 đồng/kg; Giá gà công nghiệp 60.000 - 70.000 đồng/kg; Thịt bò 250.000 - 400.000 đồng/kg. Giá giò lụa 200.000 - 210.000 đồng/kg; Giò bò 250.000 - 260.000 đồng/kg, cá chép khoảng 70.000 đồng/kg, tôm sú khoảng 250.000 - 300.000 đồng/kg...

Hiện các tiểu thương, thương nhân đã mở bán đạt tỷ lệ hơn 80% so với thời điểm bình thường. Tuy nhiên, sức mua trên thị trường vẫn còn yếu và tập trung vào một số nhóm ngành hàng như lương thực, thực phẩm tươi sống, rau củ, quả, trái cây, hoa tươi...

Trong khi đó, hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi đã mở cửa từ ngày 2.2, tức mùng 2 tết hoặc kinh doanh xuyên Tết Nguyên đán để đảm bảo cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho người dân.

Nhìn chung, do nguồn cung khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, sức mua không lớn nên giá phần lớn các mặt hàng giữ ổn định trong những ngày nghỉ tết. Thị trường nhìn chung không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá, nguồn cung luôn được bảo đảm.

Để đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, các siêu thị, cửa hàng tiện tích, chợ truyền thống cũng đã mở cửa bán hàng từ ngày mùng 2, mùng 3 tết, cùng với sức mua không mạnh nên giá cả tương đối ổn định, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như gạo, nông sản, rau quả.

Một số địa phương thực hiện chương trình bình ổn thị trường, đưa mặt hàng gạo vào thực hiện nên giá cả ổn định, hoặc thấp hơn khoảng 5 - 10% so với giá thị trường ở cùng thời điểm của sản phẩm có cùng quy cách, chất lượng.

Ngoài ra, nguồn cung mặt hàng thực phẩm chế biến tiếp tục đa dạng, dồi dào được cung cấp từ các cơ sở sản xuất trong nước và nhập khẩu. Giá các sác phẩm thực phẩm chế biến: giò chả, xúc xích, lạp xưởng... có xu hướng ổn định

Bài liên quan
Tố yêu râu xanh dùng dao uy hiếp và bắt cởi đồ, cô gái giao đồ ăn bị nhầm giới tính
N cho biết L nhờ giao đồ ăn rồi dùng dao kề cổ và định cưỡng hiếp cô tại nhà ở TP Bắc Kạn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày 7.2: Các chợ đồng loạt mở cửa lại, rau xanh tăng giá mạnh