Ngày 26.3, TAND TP.Hà Nội sẽ mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC)”, xảy ra tại quán Karaoke (68 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội) khiến 13 người tử vong.

Ngày mai, xét xử vụ cháy quán Karaoke khiến 13 người tử vong

Thu Anh | 25/03/2018, 14:20

Ngày 26.3, TAND TP.Hà Nội sẽ mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC)”, xảy ra tại quán Karaoke (68 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội) khiến 13 người tử vong.

Trước đó, ngày 8.1, TAND TP.Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án này nhưng đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung.Các bị cáo trong vụ án này gồm: Nguyễn Diệu Linh (SN 1986, trú tại phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội), Hoàng Văn Tuấn (SN 1993, trú tại phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội), Lê Thị Thì (tức Lê Thị Thanh, SN 1962, trú tại phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội).

Theo cáo trạng, Nguyễn Diệu Linh (chủ quán Karaoke 68, quán Karaoke thuộc danh mục có cơ sở nguy hiểm vềcháy nổ) đãtự ý thay đổi, không làm theo đúng thiết kế về PCCC theo bản thiết kế đã thẩm duyệt; không kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công.Trong khi việc sửa chữa, lắp đặt quán Karaoke vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, hệ thống PCCC chưa được nghiệm thu thì vào đầu giờ chiều ngày 11.11.2016, Nguyễn Diệu Linh vẫn chỉ đạo Võ Hoàng Kỳ (nhân viên quản lý) cho 2 tốp khách vào hát tại 2 phòng.

Hoàng Văn Tuấn là thợ hàn không có chứng chỉ về công việc hàn điện, chưa được huấn luyện về an toàn lao động, chưa được cấp thẻ an toàn, không có biện pháp phòng chống cháy đãdùng máy hàn thổi lửa trực tiếp vào bản lề cửa vớimục đích dùng nhiệt cắt bản lề ra dẫn đến lửa bén vào vách phòng và gây cháy.

Lê Thị Thì là chủ sử dụng lao động Hoàng Văn Tuấn, sử dụng lao động khi không có chứng chỉ hành nghề, không tuân theo các quy định an toàn phòng chống cháy nổ, biết rõ công việc hàn có thể dẫn đến cháy nổ, không có biện pháp phòng chống cháy nhưng vẫn đồng ý để Tuấn dùng máy hàn để nung, cắt bản lề cửa, dẫn đến cháy.

Lê Thị Thì chỉ đạo Hoàng Văn Tuấn dùng máy hàn, máy cắt điện thổi lửa vào bản lề cửa ra vào tầng 2 để cắt bản lề. Trong khi thực hiện không có dụng cụ che chắn, đảm bảo an toàn về PCCC nên lửa bén vào vách phòng gây cháy, hậu quả làm 13 khách đến hát Karaoke tử vong. Vụ án xảy ra làm thiệt hại toàn bộ tài sản trong quán karaoke, 11 xe máy, 1 xe đạp điện, đồng thời làm cháy lan sang các nhà số 70, 72, 74 và khách sạn Yến Hotel 66…

Trong cáo trạng, nguyên nhân cháy do quá trình hàn cắt kim loại bằng hồ quang điện ở khu vực cửa ra vào phòng phía ngoài , làm bắn các vẩy hàn có nhiệt độ cao vào phần cách âm gắn trên tường, gây cháy; sau dó cháy lan ra xung quanh.

Về các đối tượng liên quan, theo cáo trạng, Phạm Văn Thiên là người được thuê thi công cách âm phòng hát tại tầng 2. Quá trình thi công đã sử dung những vật liệu dễ cháy để thi công cách âm quán. Tuy nhiên, anh Thiênthi công do chỉ đạo của bị cáo Linh và nguyên vật liệu cũng do Linh mua, việc thi công chưa hoàn thành, chưa đươc nghiệm thu.

Đối với anh Nguyễn Anh Tuấn đã có lỗi thi công không đúng theo thiết kế về PCCC được phê duyệt. Tuy nhiên, lỗi của anh Tuấn không phải là nguyên nhân dẫn đến vụ cháy; việc anh Tuấn thi công không đúng thiết kế là do chỉ đạo của anh Tiến (chồng bị cáo Linh) và việc thi công chưa hoàn thành, chưa được nghiệm thu.

Ngày 1.8.2017, phòng Cảnh sát hình sự - CATP Hà Nội đã ra Quyết định xử phạt hành chính đối với Phạm Văn Thiên và Nguyễn Anh Tuấn.

Với những người liên quan khác gồm: anh Giáp Văn Lâm, Pham Văn Cường (thi công biển quảng cáo); anh Trương Văn Tuyên (người thuê nhóm thợ hàn, nhưng khôn trực tiếp chỉ đạo); anh Phạm Quốc Viện (là thợ hàn, nhưng lúc xảy ra vụ việc dang làm việc khác), cáo trạng cũng nêu rõ họ không phạm tội.

Nhã Thanh
Bài liên quan
Lãnh 19 năm tù do đâm chết bạn nhậu hát karaoke ồn ào
Ngày 10.4, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tuyên phạt bị cáo Trần Văn Thuận (41 tuổi, ngụ phường Dương Đông, TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) 19 năm tù về tội “Giết người”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày mai, xét xử vụ cháy quán Karaoke khiến 13 người tử vong