Giới truyền thông Anh hôm 5.3 đưa tin ông Sergei Skripal, một cựu đại tá tình báo quân đội Nga (GRU) phản quốc và làm điệp viên cho Anh, đã bị đầu độc, tính mạng đang nguy kịch sau khi ông tiếp xúc với một chất độc chưa rõ thành phần.

Nghi án cựu đại tá tình báo ‘phản Nga’ bị đầu độc

Trần Trí | 06/03/2018, 18:09

Giới truyền thông Anh hôm 5.3 đưa tin ông Sergei Skripal, một cựu đại tá tình báo quân đội Nga (GRU) phản quốc và làm điệp viên cho Anh, đã bị đầu độc, tính mạng đang nguy kịch sau khi ông tiếp xúc với một chất độc chưa rõ thành phần.

Chính quyền Anh chưa xác nhận thông tin trên, chỉ nói nạn nhân cùng một người phụ nữ được tìm thấy bất tỉnh vào chiều 4.3trên băng ghế một siêu thị ở Salisbury, một thành phố cách thủ đô London 90 dặm về phía tây.

Cảnh sát Salisbury chỉ nói hai người xem ra quen biết nhau và không có vết thương nào hiển hiện. Hai người có thể đã bị tiếp xúc với chất lạ, lâm tình trạng nguy kịch và đang được chữa trị ở khoa hồi sức đặc biệt.

Nhân chứng nói nạn nhân nữ khoảng 30 tuổi, dựa người vào nạn nhân nam lớn tuổi hơn và “có lẽ cô ấy đã chết. Người đàn ông nhìn lên trời, khua khua hai tay rất lạ”.

Đại tá Skripal nhận tội chỉ điểm điệp viên GRU ở châu Âu

Giới truyền thông Anh xác định nạn nhân nam là ông Skripal, 66 tuổi. Ông từng bị Nga kết án 13 năm tù hồi năm 2006về tội làm điệp viên cho Anh. Ông Skripal từng là đại tá GRU và về hưu năm 1999. Sau đó, ông làm việc ở Bộ Ngoại giao Nga đến năm 2003 rồi chuyển qua mảng kinh doanh.

Sau khi bị bắt ở Moscow năm 2004, ông Skripal khai nhận tình báo Anh MI6 đã tuyển ông hồi năm 1995, từ đó ông cung cấp thông tin về các điệp viên GRU ở châu Âu, đổi lại là nhận số tiền 100.000 USD.

Khi Nga xét xử ông Skripal hồi tháng 8.2006 về tội “phản quốc dưới hình thức gián điệp”, giới truyền thông dẫn thông tin từ Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) so sánh tổn thất do bị cáo gây ra tương đương tổn thất mà đại tá GRU Oleg Penkovsky gây ra cho Liên Xô. Ông Penkovsky bị buộc tội làm điệp viên cho Mỹ và Anh, bị xử tử hình năm 1963.

Tháng 7.2010, trong cuộc trao đổi điệp viên bị Mỹ-Nga bắt (tiếp sau vụ phát hiện nhiều điệp viên “ngủ yên” ở Mỹ), ông Skripal được ân xá, được trả tự do. Trong vụ trao đổi này đổi 4 người Nga bị bắtlấy 10 điệp viên được Nga cài vào Mỹ và bị Mỹ bắt, như cô Anna Chapman là con gái một nhà ngoại giao.

Tại Anh, ông Skripal được cấp nhân thân mới, nhà và được hưởng trợ cấp. Nhưng giấy tờ nhà lại đứng tên ông và mua giá 260.000 bảng Anh vào ngày 12.8.2011, tức chỉ một năm sau khi ông được tự do.

Cựu điệp viên Nga khẳng định chớ nên sớm buộc tội

Ông Igor Sutyagin, cũng là một cựu điệp viên được trao đổi như ông Skripal, và nay là nhà nghiên cứu cấp cao ở tổ chức nghiên cứu Royal United Services Institute (ở London) nói chưa đủ bằng chứng để buộc tội ai giết ông Skripal.

Nhưng ông Sutyagin nói quan điểm của Nga về những kẻ phản quốc và đào tẩu rất rõ ràng: “Vladimir Putin từng được hỏi hạng người nào đông nhất trên thế giới, và ông ấy đáp bọn phản quốc và kẻ thù. Một nhà ngoại giao Nga ở London cho tôi biết rằng Putin so sánh tôi với Judas,người phản bội Jesus. Đó là thái độ của họ”.

Ông Sutyagin cũng cho biết đã nói chuyện nhiều giờ với ông Skripal, khi họ được đưa từ Nga qua Áo năm 2010 (lúc trao đổi điệp viên bị Nga-Mỹ bắt): “Xem ra ông ấy rất tôn trọng gia đình”.Sau đó, hai người không giữ liên lạc với nhau.

Hoàn cảnh dẫn đến sự cố ông Skripal bất tỉnh chiều 4.3 vẫn chưa được làm rõ. Cảnh sát Anh đề nghị người dân không đồn đoán. Nhưng không thể cản sự so sánh vụ này với vụ đầu độc cựu điệp viên FSBAlexander Litvinenko, người đã chết sau một thời gian lâm bệnh nặng, kể từ khi uống một tách trà pha chất phóng xạ polonium-210 tại quầy bar ở tầng trệt khách sạn hạng sang Millennium ở trung tâm London năm 2006.

Trường hợp lâm bệnh lạ của ông Litvinenko ban đầu được xem như không thể giải thích được, trước khi dần có chứng cứ cho thấy ông bị đầu độc lúc gặp hai điệp viên Nga ở khách sạn: ông Andrei Lugovoi, một cựu điệp viên KGB sau trở thành doanh nhân và hiện là Hạ nghị sĩ Nga. Và ông Dmitry Kovtun, bạn thời nhỏ của ông Lugovoi.

Trong một báo cáo năm 2016, một thẩm phán Anh kết luận FSB đã cử cặp Lugovoi-Kovtun ám sát Litvinenko.

Nga bác bỏ sự đổ tội này, và từ chối dẫn độ cặp Lugovoi-Kovtun qua Anh để xét xử.

Nhà báo Nga nghi ngờ Anh dàn dựng vụ Skripal để bôi bác ông Putin

Ông Keir Giles, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu xung đột thuộc đại học Cambridge (Anh) nói ông sẽ bất ngờ nếu vụ Kripal không liên quan đến Nga. Và ông không loại trừ khả năng ông Kripal bị uống thuốc quá liều, hoặc vô tình bị nhiễm độc. Nhưng ông cũng nhắc những cái chết đáng ngờ của những nhân vật chống đối chính phủ Nga, kể từ sau cái chết của Litvinenko.

Ông Alex Goldfarb, một người bạn từng giúp ông Litvinenko trốn khỏi Nga năm 2000, nói vụ Skripal có thể là âm mưu của Nga: “Điều thú vị hiện giờ là nó xảy ra ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Nga vào ngày 18.3 tới. Putin đã phong Lugovoi là anh hùng dân tộc, trao huy chương nhà nước cho ông ta. Xem ra ông ấy muốn có thêm thắng lợi từ hoạt độg này”.

Ông Goldfarb còn nói: "Nga là quốc gia yêu nước, cơ quan tuyên truyền nhà nước mô tả Anh là kẻ thù, và những người nhưSkripal là bọn phản quốc”.

Một số người ở Nga nói vụ Skripal là “âm mưu của Anh nhằm bôi nhọ ông Putin” trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Nga vốn được dự đoán là ông Putin sẽ có nhiệm kỳ thứ tư. Nhà báo Alexander Kots của tờ Komsolskaya Pravda (thân Điện Kremlin) viết Twitter: “Người Anh dàn xếp vụ Litvinenko 2.0 trước thềm bầu cử”.

Khi được đề nghị bình luận về vụ Sprikal, người phát ngôn Sứ quán Nga ở London nói: “Người thân hoặc đại diện pháp lý của đương sự, và cả chính quyền Anh đều không đề cập vấn đề này với Sứ quán”.

Vĩnh Thụy (theo Guardian, Moscow Times)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo
43 phút trước Khoa học - công nghệ
Ngày 21.4 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Sáng tạo và đổi mới sáng tạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghi án cựu đại tá tình báo ‘phản Nga’ bị đầu độc