Bộ trưởng Nội vụ Úc Peter Dubbon kêu gọi Công đảng loại bỏ Dastyari, ''người không thể giả bộ phục vụ quyền lợi nhân dân bằng cách giữ ghế thượng nghị sĩ trong Quốc hội Úc”.

Nghị sĩ Úc từ chức vì quan hệ thân cận với Trung Quốc

Trần Trí | 12/12/2017, 21:17

Bộ trưởng Nội vụ Úc Peter Dubbon kêu gọi Công đảng loại bỏ Dastyari, ''người không thể giả bộ phục vụ quyền lợi nhân dân bằng cách giữ ghế thượng nghị sĩ trong Quốc hội Úc”.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP)ngày 12.12, ông Dastyari - người có biệt danh Sam Thượng Hải tuyên bố từ chức thượng nghị sĩ, khi cơ quan lập pháp này sẽ họp trở lại vào tháng 2.2018.

Ông Dastyari, 34 tuổi, chỉ từ chức sau khi bị nhiều sức ép, như Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã kêu gọi ông Dastyari từ chức lập tức, vì ông đã nhận tài trợ chính trị từ Trung Quốc, cụ thể có các cáo buộc ông để một công ty thuộc sở hữu của tỉ phú Hoàng Hướng Mặc chi trả hóa đơn pháp lý cho văn phòng của ông.

Tỉ phú Hoàng người gốc Hoa, sống ở Sydney, có quan hệ thân cận với Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC). Hãng truyền thôngFairfaxcòn phanh phui việc ông Dastyari cảnh báo tỉ phú Hoàng: điện thoại di động của ông Hoàng đang bị các cơ quan tình báo Úcnghe lén.

Ông Dastyarigiải thích quyết định rút lui khỏi thượng viện nhằm giúp Công đảng (đối lập, trung tả) không bị chỉ trích. Ông khẳng định vẫn là một công dânÚc trung thành, yêu nước.

Cuối tháng 11, ông Dastyari đã bị cách chức khỏi một số vị trí tại thượng viện Úc, vì ông có những quan điểm ủng hộ lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề quốc tế phức tạp.

Trong một đoạn ghi âm được công bố, ông Dastyari đã nói: “Sự toàn vẹn biên giới của Trung Quốc là vấn đề của nước này”, đồng thời nhấn mạnh Úc không nên can thiệp vào những vấn đề “có hàng ngàn năm lịch sử”.

Thủ tướng Turnbull nói với hãng tin ABC (Úc) “Dastyari chỉ lo phục vụ quyền lợi của chính phủ khác hoặc một thế lực khác”.

ABC cho hay bình luận của ông Dastyari đi ngược với chính sách về Biển Đông của Công đảng, vốn ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ trên Biển Đông.

Lãnh đạo Công đảng Bill Shorten cho biết đã mất lòng tin vào ông Dastyari, khẳng định việc ông này rút khỏi Thượng viện Úc là điều đáng làm.

Ông Dastyari còn bị cáo buộc gây sức ép, để người phát ngôn đối ngoại của Công đảng không gặp một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, nhân một chuyến thăm Hồng Kông hồi năm 2015.

Vụ tai tiếng xảy ra lúc chính phủ Thủ tướng Turnbull đề xuất dự luật Cấm nước ngoài can thiệp, nhằm hình sự hóa việc các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ Úc, đồng thời siết chặt kiểm soát các nguồn tài trợ chính trị.

Dự luật cấm nước ngoài tặng tiền, và buộc các cựu chính khách, công chức, tổ chức chuyên vận động hành lang cho quyền lợi nước ngoài phải đăng ký rõ nếu họ cố gắng tác động vào chính trị Úc. Nếu một cá nhân thay mặt một thế lực bên ngoài để tác động vào chính trị hoặc hoạt động của chính phủ thì sẽ bị tuyên là tội phạm.

Dự thảo luật này tiếp sau một cuộc điều tra do Thủ tướng Turnbull ra lệnh, sau khi giới truyền thông Úc đưa tin Cơ quan tình báo quốc gia (ASIO) cảnh báo giới chính khách Úc hồi năm 2015: có 2 tỉ phú thân cận Trung Quốc đã tài trợ chính trị.

Các bài báo nói các cơ quan tình báo rất lo ngại Trung Quốc can thiệp vào chính trị Úc, sử dụng vụ cho tiền để “cài” người vào chính trường Úc.

Tuần trước, Thủ tướng Turnbull nói thẳng Trung Quốc là mối lo ngại lớn. Ông dẫn những bài báo “đáng lo” về tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh, từ đó có những phản ứng phẫn nộ và một cuộc phản đối chính thức.

Bắc Kinh nói Canberra nên “lập tức ngưng những tuyên bố sai lạc” có thể phá hỏng quan hệ hợp tác tin cậy lẫn nhau, đồng thời chỉ trích báo giới Úc đưa tin về những vụ Trung Quốc “cài cắm” người.

Vĩnh Thụy (theoSCMP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghị sĩ Úc từ chức vì quan hệ thân cận với Trung Quốc