Charles Jenkins, một trung sĩ bộ binh Mỹ khi say rượu từng trốn qua CHDCND Triều Tiên hồi năm 1965, vừa qua đời tại Nhật Bản, thọ 77 tuổi.

Lính Mỹ say rượu trốn qua Triều Tiên đã qua đời

Trần Trí | 12/12/2017, 15:03

Charles Jenkins, một trung sĩ bộ binh Mỹ khi say rượu từng trốn qua CHDCND Triều Tiên hồi năm 1965, vừa qua đời tại Nhật Bản, thọ 77 tuổi.

Tại Mỹ, một số người xemJenkins là “tên phản quốc”, sau khi nổi lên những chi tiết về vụ ông đào ngũ, trốn qua Triều Tiên năm 1965, lúc Chiến tranh Lạnh lên đỉnh điểm.

Jenkins bị buộc tội đào ngũ trong lúc cùng đơn vị đi tuần ở Hàn Quốc, mà sau này ông kể việc ôngquyết định trốn qua Triều Tiên là vì đang say rượu.TạiTriều Tiên, thi thoảng ông dạy tiếng Anh và vài lần diễn vai “tên Mỹ xấu xa” trong những bộ phim tuyên truyền.

Ông Jenkins cũng kểchính quyền Triều Tiên bác yêu cầu của ông là giúp đưa ông qua Liên Xô, nơi mà ông sẽ đầu thú tại Sứ quán Mỹ ở Moscow.

Năm 1980, Jenkins lấy mộtcô học trò tiếng Anhlàm vợ. Đấy là một cuộc hôn nhân giữa một người phụ nữ NhậtBảnbị bắt cóc qua Triều Tiên, với một lính Mỹ quyết đào ngũ trong lúc đang say rượu, như theo lời Jenkins kể lại sau này.

Vợ của Jenkins là HitomiSoga là một trong vài chục công dân Nhật bị điệp viên Triều Tiên bắt cóc hồi những năm 1970-1980, đưa về Triều Tiên để họ dạy tiếng Nhật và tập quán của người Nhật cho các điệp viên của chế độ Bình Nhưỡng.

Soga bị bắt cóc gần nhà côở đảo Sado năm 1978, khi còn là một học viên điều dưỡng 19 tuổi. Không thể biết số phận của mẹ bà, người cùng bị bắt cóc chung thời điểm.

Theo báoGuardianngày 12.12, Jenkins từng chào đời ở bang Bắc Carolina, trở nên nổi tiếng bất đắc dĩ khi vợ ông, bà Soga cùng một số nạn nhân bị bắc cóc khácđược Bình Nhưỡng trả tự do và trở về Nhậthồi tháng 10.2002, tiếp saucuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il.

Jenkins cùng 2 con gáiMika và Brindaở lại Triều Tiên, vì ông sợ bị đưa ra tòa án binh nếu cùng vợ về Nhật.Gia đình họ gặp lại nhau ở Indonesia năm 2004. Dù đấy chỉ là một cuộc gặp tạm, cả gia đình đều bay về Nhật, vài ngày sau khi Jenkins được bảo đảm ông sẽ không bị bắt khi đến nơi.

Cuộc trở về của Jenkins khiến quan hệ Mỹ-Nhật lạnh lẽo một thời gian. Vì có nhiều cảm tình dành cho bàSoga và hai con gái bà, Mỹ-Nhật đạt đến một thỏa thuận cho phép Jenkins nhận tội đào ngũ (mức án thường là tù chung thân) nhưng ông sẽ sớm được trở về với gia đình.

Sau nhiều tuần ở trong một bệnh viện Nhật, để chữa trị vài biến chứng từ một ca mổ ở Triều Tiên, Jenkins mặc quân phục đến bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Nhật để trình diện.

Ông bị tuyên án 30 ngày biệt giam, bị đuổi khỏi quân đội.Ông được thả sớm 6 ngày nhờ có hạnh kiểm tốt.Ngay sau khi được thả, Jenkins khóc òa, nói với các nhà báo rằng ông “vừa bắt đầu ngày đầu tiên trong chương sách cuối đời tôi với vợ và con tại Sado, nơi mà tôi hy vọng sống đến cuối đời”.

Jenkins từng bỏ học lúc 15 tuổi, không biết chữ tiếng Nhật nào khi đếnSado, một đảo hẻo lánh ở biển Nhật Bản. Ông được giao việc đón khách du lịch và bán đồ lưu niệm.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm 2012, Jenkins nói ông cảm thấy hạnh phúc ở Sado, đượccùng gia đình hưởng tự do ở Nhật.

Ông Jenkins qua đời ngày 11.12.2017, theo giới báo chí Nhật nhưng không cho biết nguyên nhân cái chết của ông.

Bảo Vĩnh(theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Doanh nghiệp ‘chết yểu’ ngày càng nhiều nhưng ngân hàng vẫn sinh lời cao từ cho vay
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng doanh nghiệp "chết yểu" gia tăng, tín dụng ảm đạm đang tạo thách thức lớn đối với đà phục hồi tăng trưởng 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lính Mỹ say rượu trốn qua Triều Tiên đã qua đời