Mặc dù rắn đuôi chuông nổi tiếng với những nọc độc chết người của mình, nhưng hóa ra chúng lại cho biết một điều lý thú khác. Bằng cách nghiên cứu sự đa dạng di truyền của rắn đuôi chuông gỗ (tên gọi khoa học: Crotalus durissus), các nhà khoa học có thể tái tạo lại cảnh quan Nam Mỹ có thể trông như thế nào hàng triệu năm trước.

Nghiên cứu về rắn đuôi chuông tiết lộ bản đồ cổ của Nam Mỹ

18/07/2020, 21:29

Mặc dù rắn đuôi chuông nổi tiếng với những nọc độc chết người của mình, nhưng hóa ra chúng lại cho biết một điều lý thú khác. Bằng cách nghiên cứu sự đa dạng di truyền của rắn đuôi chuông gỗ (tên gọi khoa học: Crotalus durissus), các nhà khoa học có thể tái tạo lại cảnh quan Nam Mỹ có thể trông như thế nào hàng triệu năm trước.

Rắn đuôi chuông gỗ sinh sống tại ít nhất 11 quốc gia Nam Mỹ. Loài rắn độc này phổ biến và phát triển mạnh ở vùng khí hậu khô cằn - Ảnh: Smithsonian

Rắn đuôi chuông được tìm thấy ở những vùng khô, khô cằn ở Nam Mỹ và những thảo nguyên nhỏ ở vùng Amazon. Hầu hết những con rắn đuôi chuông đều rất độc. Lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật nhỏ khác, sau đó khiến cho tim của nạn nhân ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn.

Các trường hợp bị rắn đuôi chuông cắn đa phần do bị dẫm lên hoặc bước gần chúng. Khi bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm. Vết thương sẽ sưng lên và đau dữ dội. Kèm theo đó, nạn nhân sẽ cảm thấy lo lắng, buồn nôn và dần yếu đi, suy tim và chết sau đó từ 6 đến 48 tiếng. Nếu được cứu chữa bằng huyết thanh trong 2 tiếng đầu tiên, nạn nhân sẽ có cơ hội hồi phục nhanh chóng. Trẻ em khi bị rắn cắn thường bị các triệu chứng nguy hiểm hơn người lớn.

Theo thống kê ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 7.000 đến 8.000 nạn nhân bị rắn đuôi chuông cắn với khoảng 10 người chết. Rắn đuôi chuông ăn các loài chim và loài gặm nhấm, do đó chúng đóng một vai trò sinh thái quan trọng trong việc hạn chế dân số loài gặm nhấm phá hoại mùa màng và ổn định hệ sinh thái.

Tiến sĩ Edward Myers - chuyên gia nghiên cứu về động vật lưỡng cư và bò sát tại bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ - đã xây dựng các mô hình giả lập môi trường cho rắn đuôi chuông ở Nam Mỹ cổ đại bằng cách sử dụng dữ liệu từ bộ sưu tập bảo tàng. Qua việc kết hợp các mô hình của mình với các hồ sơ di truyền từ các quần thể rắn đuôi chuông hiện tại, Myers có thể xác định và tái tạo phạm vi mà loài rắn có thể sống ở Nam Mỹ thời kỳ cổ đại.

Các mô hình khí hậu cho thấy cảnh quan lục địa Nam Mỹ thay đổi theo thời gian như thế nào. Khi môi trường thay đổi, một số vùng trở nên ít hiếu khách hơn đối với rắn đuôi chuông. Những con rắn này không còn có thể di chuyển qua lại nên chúng bắt đầu tiến hóa riêng biệt sau hàng ngàn năm.

Qua thời gian, sự khác biệt di truyền giữa các cộng đồng riêng biệt tăng lên. Các nhà sinh học tiến hóa có thể so sánh tỷ lệ phần trăm thay đổi di truyền giữa các quần thể để xác định thời điểm chúng tiến hóa.

Trang Nhung (theo Smithsonian)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu về rắn đuôi chuông tiết lộ bản đồ cổ của Nam Mỹ