Suy tim là biến chứng cuối của các bệnh lý về tim mạch, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vấn đề mọi người lo sợ nhất, băn khoăn nhất, liệu người mắc bệnh suy tim có chết không và cuộc sống kéo dài được bao lâu?

Người bị suy tim muốn kéo dài sự sống phải hạn chế uống nước

Hồ Quang | 08/08/2018, 14:07

Suy tim là biến chứng cuối của các bệnh lý về tim mạch, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vấn đề mọi người lo sợ nhất, băn khoăn nhất, liệu người mắc bệnh suy tim có chết không và cuộc sống kéo dài được bao lâu?

Bệnh suy tim đang là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị suy tim, trong đó phổ biến nhất hiện nay là do nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp mạn tính, bệnh van tim gây hở hoặc hẹp.

Với bệnh nhân nhồi máu cơ tim, dùchữa trị thành công thì động mạch vành - nơi cung cấp máu nuôi dưỡng cơ tim có một chỗ bị tắc gây nhồi máu, thì vẫn có một số vùng cơ tim chết đi, thành sẹo làm giảm khả năng co bóp của quả tim gây suy tim. Riêng với bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp mạn tính khiến quả tim làm việc quá sức trong một thời gian dài do phải bóp với một lực mạnh hơn để thắng được sức cản lớn do tăng huyết áp nênlâu dần sẽ làm tim bị suy. Hay bệnh van tim gây hở hoặc hẹp van tim, khi đó hoặc tim phải bóp nhiều hơn (do hở van tim) hoặc bóp mạnh hơn (do hẹp van tim), lâu ngày cũng sẽ gây suy tim....

Tuy nhiên theo bác sĩ Trương Phan Thu Loan - Khoa Tim mạch tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), hiện có khoảng 40% bệnh nhân suy tim không thể tìm được một nguyên nhân cụ thể nào.

Bệnh suy tim được chia thành 4 mức độ nặng dần từ 1 đến 4. Do vậy, nếu được chẩn đoán suy tim độ 1, độ 2 thì tiên lượng sẽ tốt hơn, thời gian sống thêm cũng dài hơn độ 3, độ 4.

Theo bác sĩ Loan, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị suy tim và chế độ chăm sóc quyết định tuổi thọ bệnh nhân suy tim. Về tình trạng sức khỏe, nếu ngoài suy tim, người bệnh không kèm theo các vấn đề khác về sức khỏe thì khả năng hồi phục sẽ nhanh hơn.

Trong trường hợp suy tim đi kèm với các bệnh toàn thân khác như tiểu đường, viêm thận, viêm dạ dày, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… thì tiên lượng sẽ không mấy khả quan, thời gian sống của người bệnh sẽ còn phụ thuộc vào mức độ cải thiện của các bệnh khác nữa.

Chế độ chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng, nếu người bệnh suy tim thực hiện một lối sống khoa học sẽ có thời gian sống dài hơn nhiều so với những người còn lại.

“Trong một nguyên cứu mới đây cho thấy có khoảng 50% người mắc bệnh suy tim có tuổi thọ kéo dài hơn 5 năm và khoảng 25% sống được hơn 10 năm”, bác sĩ Loan nói.

Từ thực tế trên, bác sĩ Loan khuyến cáo những bệnh nhân bị suy tim cần tái khám theo định kỳ thường xuyên, và ngay khi thấy cơ thể xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường. Ngừng hút thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn, có ga. Đặc biệt đối với bệnh nhân suy tim, muốn kéo dài thời gian sự sống nên hạn chế uống nước.

“Nếu trọng lượng của bệnh nhân suy tim không quá 60 kg thì không nên đưa quá 1,5 - 2 lít chất lỏng (tính cả canh, nước trong rau củ, quả, nước uống) vào cơ thể một ngày để tránh gánh nặng cho thận”, bác sĩ Loan cho biết.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người bị suy tim muốn kéo dài sự sống phải hạn chế uống nước