Người dân xã Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) đã gửi thuyền đang hoạt động tại Chùa Hương đến chi viện cho Thái Nguyên.
Sự kiện

Người dân chùa Hương huy động thuyền hỗ trợ vùng lũ Thái Nguyên

Tuyết Nhung 10/09/2024 01:44

Người dân xã Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) đã gửi thuyền đang hoạt động tại Chùa Hương đến chi viện cho Thái Nguyên.

Tối 9.9, mạng xã hội lan truyền thông tin những lái đò ở chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) mang đò đi ứng cứu người dân vùng lũ, ngập úng tại TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

thuyen-do.png
Người dân chùa Hương chở đò đi hỗ trợ vùng lũ Thái Nguyên - Ảnh: FB

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo xã Hương Sơn xác nhận sự việc người dân gửi thuyền, đò ở chùa Hương đi hỗ trợ bão lũ ở TP.Thái Nguyên với số lượng 12 chiếc. Trước diễn biến lũ dâng cao, ngập úng nghiêm trọng tại TP.Thái Nguyên, một số người là chủ xe cứu hộ đã kết nối với những chủ thuyền ở chùa Hương để đưa thuyền đến TP.Thái Nguyên hỗ trợ người dân. Tối 9.9, 4 ô tô chở tổng cộng 12 thuyền đã lên đường đi TP.Thái Nguyên.

Vị lãnh đạo này cho biết, đây là hoạt động chi viện nhỏ lẻ, mang tính cá nhân. Theo đó, các thành viên trong nhóm hội lái xe cẩu tự hành, xe cứu hộ trên địa bàn huyện khi biết thông tin về tình hình ngập lụt lại Thái Nguyên, các thành viên trong nhóm đã huy động những chiếc thuyền đang hoạt động tại Chùa Hương để chi viện.

"Trong trường hợp nếu có sự chỉ đạo thực sự cần thiết, chung tay của thành phố, huyện hay ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương và nhân dân luôn sẵn sàng huy động đò hỗ trợ vùng lũ", vị này nhấn mạnh.

Cho đến thời điểm 0 giờ ngày 10.9, các hộ dân ở Hương Sơn vẫn đang tiếp tục vận chuyển đò lên Thái Nguyên.

Chiều 9.9, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên cho biết trên sông Cầu lũ đang lên nhanh và diễn biến rất phức tạp do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ và vận hành một số hồ chứa ở phía thượng lưu.

TP.Phổ Yên, TP.Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ, Phú Bình... xảy ra ngập úng, nước lũ dâng cao, có nơi hơn 70cm, thời gian ngập 12 - 24 giờ, có nơi thời gian ngập úng lâu hơn.

Theo đó, các trạm thủy văn Gia Bẩy và trạm thủy văn Chã, Đài Khí tượng thông tin lũ đang tiếp tục có xu thế tăng. Tại Trạm thủy văn Gia Bẩy, mực nước lũ lúc 13 giờ đạt mức 2.850cm, cao hơn 150cm so với báo động cấp 3 và cao hơn 36cm so với trận lũ lịch sử xảy ra vào ngày 2.7.1959, hiện đang tiếp tục có xu thế tăng chậm.

Tại trạm thủy văn Chã lúc 13 giờ mực nước là 854cm, cao hơn 54 centimet với báo động cấp 1 và tiếp tục có xu thế tăng. Cơ quan Khí tượng thủy văn cảnh báo 6 - 12 giờ tới, lũ trên sông Cầu tiếp tục lên chậm dần và có khả năng đạt đỉnh. Tại Trạm thủy văn Chã, đỉnh lũ có khả năng lên trên báo động cấp 3 vào đêm mai 10.9.

"Đây là trận lũ có diễn biến rất phức tạp do ảnh hưởng từ mưa lớn cục bộ và vận hành điều tiết các hồ phía thượng lưu, do vậy làm gia tăng mức độ ngập lụt ven sông kéo dài, có nguy cơ sạt lở bờ sông, đê bao, gây ngập úng vùng trũng thấp, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất gây ảnh hưởng đến an toàn đối với các tuyến đê vùng ven các sông, suối và những điểm xung yếu như bờ ta luy cao, bãi thải" - Đài Khí tượng thủy văn Thái Nguyên cảnh báo và đánh giá cấp độ rủi ro thiên tai do lũ lên cấp 3.

Trên mạng xã hội, người dân Thái Nguyên liên tục cầu cứu, tìm xuồng cứu sinh, phao, nước uống, đèn pin và thuyền giải cứu người thân đang gặp nguy hiểm do ngập sâu, không thể tự di tản. Cũng trên mạng xã hội, nhiều cá nhân và tổ chức hướng dẫn người dân ở nơi bị ngập cách tránh lũ, đồng thời chia sẻ những vật dụng còn đang thiếu.

Trong một diễn biến liên quan chiều 9.9, TP.Hà Nội đã hỗ trợ khẩn cấp 51 tỉ đồng cho 11 tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3. Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phối hợp với UBND TP triển khai ngay việc hỗ trợ khẩn cấp đối với các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3.

Theo đó, TP.Hà Nội sẽ hỗ trợ 9 tỉnh, thành phố bị thiệt hại nặng do bão số 3, mỗi tỉnh, thành phố 5 tỉ đồng, gồm: thành phố Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn; hỗ trợ các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc mỗi tỉnh 3 tỉ đồng. Tổng số tiền hỗ trợ là 51 tỉ đồng.

Lãnh đạo TP.Hà Nội cũng thống nhất quan điểm không nhận hỗ trợ của Trung ương và các địa phương khác để ưu tiên cho các tỉnh, thành bị thiệt hại nặng hơn và khó khăn hơn. TP sẽ tập trung bằng các nguồn nội lực để hỗ trợ người dân trên địa bàn, trong đó, sẽ hỗ trợ an sinh và một chương trình riêng để hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất.

Bài liên quan
Thủ tướng kiểm tra, động viên công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng
Chiều tối ngày 8.9, ngay sau các hoạt động tại Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tình hình, động viên người dân và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại thành phố Hải Phòng. Khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh là nơi tâm bão số 3 đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước - Bài 4: Mau chóng trở thành cường quốc về nhân lực công nghệ thông tin
2 giờ trước Góc bình luận
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam là vấn đề nan giải, khi chúng ta vẫn chưa theo kịp trình độ của những nước tiên tiến, kể cả trong khu vực. Nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển kỹ sư là cử nhân đại học, cao đẳng, hoặc học viên trường nghề về CNTT đã phải đào tạo lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân chùa Hương huy động thuyền hỗ trợ vùng lũ Thái Nguyên