“Mục tiêu cao vẫn là hướng tới người dân nên việc cải cách hành chính, cải cách tư pháp cũng như thi hành Luật Lý lịch tư pháp (LLTP) đều nhằm hướng tới những lợi ích, quyền lợi của người dân”, ông Hoàng Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia khẳng định.

Người dân có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp tại nhiều nơi

Thu Anh | 07/05/2016, 11:08

“Mục tiêu cao vẫn là hướng tới người dân nên việc cải cách hành chính, cải cách tư pháp cũng như thi hành Luật Lý lịch tư pháp (LLTP) đều nhằm hướng tới những lợi ích, quyền lợi của người dân”, ông Hoàng Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia khẳng định.

Trong Hội nghị Tổng kết 5 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp được Bộ Tư pháp tổ chức ngày 6.5, báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Quốc Hùng,Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia xoay quanh những vấn đề liên quan tới Luật LLTP.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về vai trò của Luật Lý lịch tư pháp trong đời sống hiện nay?

Ông Hoàng Quốc Hùng: Sau 5 năm thi hành Luật LLTP từ ngày 1.7.2010 đến nay thì hệ thống pháp luật LLTP nói chung đã thực sự đi vào đời sống của người dân. Điều này được minh chứng rất rõ qua việc số lượng phiếu lýlịch tư pháp được cấp tăng vượt bậc trong thời gian ngắn.

Như vậy có thể cho rằng phiếu LLTP đang có hiệu quả cao trong việc chứng minh nhân thân của người dân, sự trong sạch của người dân trong việc tái hòa nhập công đồng kể cả với những người từng có án tíchvà những người nước ngoài ở Việt Nam cũng như những người Việt Nam tại nước ngoài.

Đây là nhu cầu mang tính hòa nhập rất cao không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả các nước trên thế giới cũng đã có nhiều năm khẳng định vai trò của nó trong quá trình phát triển Luật LLTP, phục vụ cơ bản nhu cầu của người dân cũng như đảm bảo quyền nhân thân của người dân trong việc hòa nhập và tham gia các lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

Trong 5 năm thi hành Luật LLTP, ông đánh giá như thế nào về sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng TƯ và địa phương, thưa ông?

Từ sơ khảo ban đầu thìchưa có sự phối hợp nhiều giữa các cơ quan chức năng TƯ và địa phương nhưng đến nay nó đã mang được tính thể chế và hệ thống, những mối quan hệ đó đã được thiết lập và dầnđi vào bài bản, nâng cao cả về ý thức, nhận thức lẫn cơ chế. Đặc biệt vai trò của những người đứng đầu như Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cho đến các cơ quan tại địa phương là vô cùng quan trọng và đến nay đã ở ngưỡng của tầm cao mới.

Sau quá trình phát triển, tôi cho rằng việc đưa Luật LLTP vào trong bộ luật đã có những hiệu quả mang tính thiết thực trong đời sống. Người dân cũng sẽ thấy được những ý nghĩa, tác dụng của nó trong chính đời sống của mình .

Trong buổi tổng kết, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào việc thi hành Luật LLTP được khá nhiều người quan tâm. Theo ông, chúng ta đã áp dụng CNTT như thế nào cũng như cần phải làm gì để tiếp tục nâng cao việc ứng dụng CNTT vào việc thi hành Luật LLTP?

Tại thời điểm năm 2010, những hệ thống pháp luật được thi hành chỉ có tác dụng ngay trong thời điểm đó nhưng tính đến nay nó đã cho thấy những bất cập, vướng mắc mà chúng ta cần phải thay đổi cơ bản, đặc biệt là vấn đề mô hình cơ sở dữ liệu.

Chìa khóa của thành công trong việc thi hành Luật LLTP chính là việc ứng dụng CNTT một cách cụ thể. Theo tôi, chúng ta cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT đến mức tự động hóa toàn bộ quy trình về xây dựng mô hình quản lý vận hành và cơ sở quản lý dữ liệu LLTP cần phải được máy tính làm thay cho con người.

Hiện nay, chúng tôi đã có phần mềm với tên gọi “Khắc nhập khắc xuất” để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ này. Sản phẩm này đang được hoàn thiện và ứng dụng thí điểm tại một số tỉnh, thành phố lớn. Điều đó sẽ đưa mô hình “Khắc nhập khắc xuất” trở thành hiện thực và thiết thực hơn trong việc thi hành Luật LLTP cũng như đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người dân.

Một vấn đề nữa mà những người thi hành Luật LLTP cũng như người dân rất quan tâm đó chính là việc các cơ quan chức năng sẽ làm gì để việc xin cấp phiếu LLTP trở nên tối giản mà vẫn đáp ứng được hiệu quả cần thiết cũng như đảm bảo quyền và lợi ích cho người dân, thưa ông?

Mục tiêu cao vẫn là hướng tới người dân nên việc cải cách hành chính, cải cách tư pháp cũng như thi hành Luật LLTP đều nhằm hướng tới những lợi ích, quyền lợi của người dân.

Người dân bây giờ cần được xóa bỏ rào cảnvề mặt hành chính thì không có lýdo gì mà họ phải phụ thuộc vào nơi cư trú, cho nên chúng tôi dần hướng tới mục tiêu giúp người dân ở bất cứ nơi đâucũng có thể đến bất kỳđịa điểm nào là nơi có thẩm quyền cấp phiếu LLTP hoặc làm việc trên máy tính để tra cứu và xin phiếu LLTP.

Dần dần chúng tôi hướng tới việc cung cấp thông tin hoàn toàn trên mạng để người dân khắp mọi miền Tổ quốc, mọi quốc gia đều có thể xin cấp phiếu LLTP một cách thuận lợi, đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng.

Xin cảm ơn ông!

Thu Anh (thực hiện)

Ảnh đại diện: Ông Hoàng Quốc Hùng,Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia phát biểu tại Hội nghị.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Năm nay sẽ có 5 - 7 cơn bão đổ vào đất liền
8 giờ trước Theo dòng thời sự
Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động làm gia tăng tính cực đoan của thời tiết nên năm 2024 dự báo sẽ có diễn biến thiên tai phức tạp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp tại nhiều nơi