Giao dịch qua các kênh internet, thanh toán nhanh tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Thay vì rút tiền mặt, người dân ngày càng thích trả tiền qua điện thoại, internet

Người dân ngày càng thích trả tiền qua điện thoại, internet

Tuyết Nhung | 21/06/2021, 18:52

Giao dịch qua các kênh internet, thanh toán nhanh tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Thay vì rút tiền mặt, người dân ngày càng thích trả tiền qua điện thoại, internet

Chia sẻ về hoạt động tín dụng tại cuộc họp báo ngày 21.6, ông Nguyễn Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, đến ngày 15.6 vừa qua, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 5,1% so với cuối năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng 2,26%).

Về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19, ông Tuấn Anh cho biết đến ngày 31.5 vừa qua, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 257.602 khách hàng với dư nợ 336.663 tỉ đồng; Miễn, giảm, hạ lãi suất cho 676.690 khách hàng với dư nợ 1.277.831 tỉ đồng; Cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23.1.2020 đến nay đạt 3.508.415 tỉ đồng cho 480.839 khách hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội đến ngày 31.5.2021 đã thực hiện gia hạn nợ cho 174.871 khách hàng với dư nợ 4.363 tỉ đồng, cho vay mới đối với 3.052.262 khách hàng với số tiền 111.256 tỉ đồng.

Trong những tháng đầu năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng hoạt động thanh toán trong nền kinh tế vẫn diễn ra an toàn. Ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết, khuôn khổ pháp lý và chính sách trong hoạt động thanh toán tiếp tục được hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ mới, hiện đại để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là thanh toán điện tử, tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng.

"Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong những tháng đầu năm 2021 tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá. Đến cuối tháng 4 vừa qua, cả nước có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động. Trong 4 tháng đầu năm 2021, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động, QR Code đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng", ông Dũng nói

Theo ông Dũng, so với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 65,9% về số lượng, 31,2% về giá trị, giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng, 123,1% về giá trị, giao dịch qua kênh QR Code tăng tương ứng 95,7% về số lượng, 181,5% về giá trị.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân ngày càng thích trả tiền qua điện thoại, internet