Cụ ông William Shakespeare là người thứ 2 trên thế giới và là người đàn ông đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19.

Người đàn ông đầu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 qua đời ở tuổi 81

Đan Thuỳ | 26/05/2021, 11:24

Cụ ông William Shakespeare là người thứ 2 trên thế giới và là người đàn ông đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19.

Ông William Shakespeare (tên gọi thân mật là Bill), 81 tuổi đã gây chú ý trên toàn cầu khi vào ngày 8.12.2020 ông được nhận mũi tiêm vắc xin Pfizer/BioNTech tại Bệnh viện Đại học Conventry. Ông đã qua đời hôm thứ năm tuần trước vì bị đột quỵ.

Ông Shakespeare là cư dân thành phố Coventry, hạt West Midlands, từng làm việc tại hãng xe Rolls-Royce. Ông trở nên nổi tiếng ngay từ lúc được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Coventry, chủ yếu do cái tên đặc biệt của ông, trùng với tên đại văn hào nổi tiếng.

nguoi-dan-ong-dau-tien-_121621992611.png
Ông Shakespeare được tiêm vắc xin COVID-19 vào ngày 8.12.2020 - Ảnh: Internet

Khi ông được tiêm vắc xin, nhiều người trên mạng xã hội bông đùa gọi là The Taming of the Flu (tạm dịch: Thuần hóa bệnh cúm), ám chỉ tác phẩm nổi tiếng vào thế kỷ 16 của nhà viết kịch William Shakespeare có tên The Taming of the Shrew (tạm dịch: Thuần hóa cô nàng đanh đá).

Vợ ông, bà Joy, cho biết: “Bill rất biết ơn vì đã được trao cơ hội trở thành một trong những người đầu tiên trên thế giới được tiêm vắc xin COVID. Đó là điều mà anh ấy vô cùng tự hào. Anh ấy thích nhìn các phương tiện truyền thông đưa tin về sự khác biệt tích cực mà anh ấy có thể tạo ra cho cuộc sống của rất nhiều người. Anh ấy thường nói chuyện với mọi người về nó và luôn khuyến khích mọi người tiêm vắc xin bất cứ khi nào có thể.

Ông Shakespeare là một trong hai người được duyệt tiêm vắc xin COVID-19, người kia là bà Margaret Keenan, 91 tuổi - người phụ nữ đầu tiên được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại cùng một bệnh viện.

Cả hai đều được tiêm vắc xin Pfizer sau khi công ty Mỹ sản xuất nó trở thành ứng cử viên đầu tiên được các cơ quan quản lý ở Anh chấp thuận cho sử dụng hàng loạt vào tháng 12.

1-1607419751020.jpg
Bà Margaret Keenan là người phụ nữ đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19 - Ảnh: Internet

Hiện nay chiến dịch tiêm chủng ở Anh đang được đánh giá cao. Nước này đã chủng ngừa xong cho 55% dân số, tức khoảng 21,2 triệu người, theo Reuters. Hơn 37 triệu người tại Anh cũng đã được tiêm xong mũi đầu tiên tính đến ngày 22.5. Thành công của việc chủng ngừa đã giúp Anh dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài nhiều tháng vào ngày 17.5.

Vào ngày 22.5, một nghiên cứu của Public Health England phát hiện vắc xin Pfizer-BioNTech có hiệu quả đến 88% đối với biến thể B16172 ở Ấn Độ hai tuần sau khi tiêm mũi thứ 2. Đối với biến thể B117 ở Anh, vắc xin mang lại hiệu quả 93%.

photo-1-16217425149851884238678.png

Trong khi đó, vắc xin của AstraZeneca hai tuần sau tiêm có hiệu quả 60% trong việc ngăn chặn các triệu chứng bệnh của người nhiễm biến thể từ Ấn Độ, và hiệu quả này là 66% với biến thể ở Anh.

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết đây là dữ liệu mang tính đột phá và ông ngày càng hy vọng chính phủ có thể gỡ bỏ nhiều hạn chế vì COVID-19 trong tháng tới. Theo kế hoạch của chính phủ, các hạn chế còn lại liên quan đến COVID-19 sẽ được dỡ bỏ vào ngày 21.6.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người đàn ông đầu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 qua đời ở tuổi 81