Một trong những điều khiến cả nước lo lắng là tình hình hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Vựa lúa của cả nước đang bị đe dọa khi bị nước biển xâm mặn trong khi nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về giải cứu vẫn phải chờ. Dự tính, đến cuối tháng 4, lưu lượng nước ngọt mới khả quan để đẩy lùi xâm mặn.

Người dân TP.HCM cũng phải đối mặt với hạn mặn

DDVN | 05/04/2016, 20:02

Một trong những điều khiến cả nước lo lắng là tình hình hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Vựa lúa của cả nước đang bị đe dọa khi bị nước biển xâm mặn trong khi nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về giải cứu vẫn phải chờ. Dự tính, đến cuối tháng 4, lưu lượng nước ngọt mới khả quan để đẩy lùi xâm mặn.

Triều cường và hạn mặn tạo “áp lực” với sông Sài Gòn

Có một điều cần phải nói ra là nỗi lo hạn mặn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và kế sinh nhai của người dân miền Tây Nam Bộmà còn ảnh hưởng đến cả cuộc sống của hơn10 triệu dân TP.HCM. Thực tế là nguồn nước sạch phục vụ cho thành phốđang bị hạn xâm mặn đe dọa trực tiếp. Theo số liệu của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, trong 10 năm qua, mực nước thủy triều của sông Sài Gòn (đo được tại trạm Hóa An ởhuyện Nhà Bè) luôn có xu hướng nhích lên. Trước năm 1999, đỉnh triều cao nhất trên sông Sài Gòn là 1,36m, năm 2007 là 1,49m, đến 2008 mức đỉnh triều lên tới 1,54m, năm 2010 đỉnh triều tại TP.HCM đã đạt đến mức kỷ lục 1,58m. Năm 2012, đỉnh triều chạm mốc 1,60m, một năm sau phá sâu kỷ lục 8cm và năm 2014 chạm mốc 1,7m.

Triều dâng cao thêmvới tốc độ chóng mặtvà không ngạc nhiên khi có nhiều người than Sài Gòn thừa nước. Nhưng nghịch lý sau thừa là thiếu... nước ngọt. Triều cường dâng cao cũng đồng nghĩa với nước biển xâm lấn TP.HCM sâu hơn. Cộng với hạn hán làm thiếu nguồn nước ngọt bổ sung sẽ dẫn đến xâm mặn nguồn nước ngầm, sông ngòi. Các nhà máy cấp nước đều lọc nước từ các sông nhưng công nghệ chỉ cho phép lọc nước với độ mặn nhất định. Đến một lúc nào đó, độ mặn nguồn nước quá cao thì hệ thống lọc không còn hoạt động hiệu quả để cung cấp nguồn nước ngọt ổn định phục vụ thành phố cả chụctriệu dân này. Về lý thuyết, khi độ mặn vượt quá tiêu chuẩn thì giải pháp đơn giản nhất là xả nước từ các hồ nước ngọt để “pha loãng” nồng độ mặn. Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn cho biếtđể đảm bảo hoạt độngsản xuất và sản lượng nước sạch cung cấp liên tục cho thành phố, Nhà máy nước Tân Hiệp đã phải yêu cầu Công ty Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa hỗ trợ xả nước đẩy mặn trên sông Sài Gòn nhiều đợt trong thời gian qua. Và khi sông Đồng Nai bị độ mặn cao sẽ phải cầu cứu nước ngọt từ hồ Trị An để đẩy mặn.

Nhà máy nước phải ngưng hoạt động do mặn

Nhưng trên thực tế, nước hồ Dầu Tiếng hay Trị An cũng chỉ có hạn, nhất là khi nước ở thượng nguồn đổ về không nhiều do hạn hán. Theo Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn, trữ lượng nước về các hồ đầu nguồn cũng giảm mạnh. Qua đo đạc, lượng nước tích trữ của hồ Dầu Tiếng trên thượng nguồn sông Sài Gòn giữa tháng 3 là 928 triệu mét khối, chỉ đạt khoảng 76% và lượng nước tích trữ của hồ Trị An trên sông Đồng Nai hiện nay cũng chỉ đạt khoảng 80% so với trung bình hàng năm. Nước đầu nguồn thiếu lại phải gánh cho việc tưới tiêu, phục vụ nông nghiệp thì không thể xả liên tục cứu các nhà máy nước.

Người dân dùng tất cả các vật dụng có thể sử dụng được để lấy nước ở các xe bồn. (Nguồn: Bùi Trường Giang/Vietnam+).
Người dân dùng tấtcả các vật dụng cóthể sử dụng
được đểlấy nước ở các xe bồn.(Nguồn: Bùi TrườngGiang/Vietnam+).

Ngày 18.3 vừa qua, ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa cho biếtđã phải xả nước đợt thứ 6 để pha loãng độ mặn ở sông Sài Gòn nhằm cứu cho các nhà máy nước ở khu vực hạ lưu khỏi phải rơi vào cảnh ngưng hoạt động vì độ mặn cao. Sau đợt xả nước thứ 6 này, hồ Dầu Tiếng quyết định ngưng xả vì sợ hết nước. Khi xâm mặn tiến sâu mà hạn hán lại khiến nguồn nước ngọt không được bổ sung thì các nhà máy nước lĩnh đủ. Do nguồn nước sôngSài Gòn tại trạm bơm nước thô Hòa Phú (Bến Than, Củ Chi) độ mặn tăng cao, nhiều thời điểm vượt chuẩn 250mg/lítbuộc Nhà máy nước Tân Hiệp phải điều chỉnh chế độ vận hành, ngừng lấy nước thô khoảng 6 giờ mỗi ngày trong tháng 3. Tương tự, trên sông Đồng Nai, xâm nhập mặn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến trạm bơm nước thô của Nhà máy nước Bình An - đơn vị màSawaco mua sỉ nước sạch để hòa vào mạng cấp nước cho thành phố (nằm ở khu vực hạ lưu gần cầu Đồng Nai, Biên Hòa). Trong đó, nhiều ngày độ mặn liên tục tăng cao vượt 250 mg/lítvà Nhà máy nước Bình An phải tạm ngừng khai thác nước thô và gián đoạn hoạt động sản xuất.

Các nhà máy nước khác (Thủ Đức, BOO Thủ Đức, Thủ Đức 3) tại trạm bơm Hóa An độ mặn chưa vượt quy chuẩn, nhưng cũng có xu hướng tăng và tình trạng thiếu nước hiện nay cũng gây ra nhiều khó khăn cho vận hành, sản xuất.

Nỗi lo nước thải

Một trong những nỗi lo của các nhà máy nước trên lưu vực sông Sài Gòn và Đồng Nai là ô nhiễm do nước thải. Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, nguồn nước cấp trên sông Sài Gòn từ Phú Cường trở lên thượng nguồn, do ảnh hưởng dải đất phèn ven sông, có độ pH thấp, gây khó khăn và tốn kém trong việc xử lý nước. Báo cáo của Sở cũng chỉ ra nguyên nhân do nguồn thải từ sông Thị Tính là một nguồn ô nhiễm đe dọa trực tiếp đến khu vực lấy nước của Nhà máy nước Tân Hiệp.

Khu vực cấp nước của sông Sài Gòn có chất lượng nước thuộc loại B1 và bị đe dọa bởi nhiều nguồn gây ô nhiễm. Nước loại B1 chỉ có thể dùng cho tưới tiêu, không thể dùng để nuôi trồng thủy hải sản được chứ đừng nói đến việc dùng làm nước sinh hoạt. Do vậy, để lọc nước có chất lượng B1 thành nước sinh hoạt thì rất khó khăn và tốn kém. Báo cáo nêu rõcác dạng ô nhiễm chính hiện nay trên các sông Sài Gòn và Đồng Nai chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, vi sinh. Ngoài nguyên nhân hạn hán thiếu nước khiến nồng độ vi sinh tăng mạnh thì còn do nguồn nước thải từ đô thị. Ô nhiễm trên sông Sài Gòn khá cao trên khu vực từ sau hợp lưu với rạch Vàm Thuật, nhất là khu vực Phú An do tác động của các kênh tiêu thoát nội thành. Nói chung, sông Sài Gòn đoạn chảy qua nội thành có chất lượng nước thuộc loại B2.

Rõ ràng, việc quy hoạch nguồn cấp nước và chỗ xả nước đang là vấn đề lớn, khi mà chúng ta vừa xả nước thải xong thì dòng nước này lại hòa chung với nước sông để chảy thẳng tới các nhà máy cấp nước. Ngày trước, lượng nước thải còn ít, nhu cầu lọc nước cũng không nhiều. Còn hiện giờ nước thải với độ ô nhiễm ngày càng cao sẽ tạo áp lực lớn cho nguồn cấp nước.

Thảo Hương/Duyên dáng Việt Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân TP.HCM cũng phải đối mặt với hạn mặn