Kristian Johns và Simon Watney là hai cây viết định kỳ của tạp chí đồng tính Attitude UK. Thuộc về hai thế hệ khác nhau, có hoàn cảnh và mục tiêu khác nhau nhưng ở họ có một điểm chung: dương tính với HIV.

Người đồng tính nam sống chung với HIV: Ngày ấy và bây giờ

Một Thế Giới | 21/04/2015, 15:27

Kristian Johns và Simon Watney là hai cây viết định kỳ của tạp chí đồng tính Attitude UK. Thuộc về hai thế hệ khác nhau, có hoàn cảnh và mục tiêu khác nhau nhưng ở họ có một điểm chung: dương tính với HIV.

Việc xét nghiệm dương tính với HIV không phải là dấu chấm hết đối với Kristian Johns và Simon Watney. Họ vẫn sống hết mình và không ngừng cống hiến cho cuộc đời. Hãy nghe cả hai nói về hai thời điểm cách biệt 20 năm, để thấy được vấn đề HIV đã thay đổi nhiều như thế nào.
Ngày ấy: 1994 của Simon Watney
Nguoi dong tinh nam, HIV/AIDS
 Simon Watney, 65 tuổi, sống với HIV từ năm 1997
1994 là một năm quan trọng trong cuộc đời của Simon, một nhà văn và nhà hoạt động xã hội 65 tuổi, đã chung sống với HIV trong hơn 17 năm. Simon chọn nói về năm này để khơi lại lòng dũng cảm của những người đã mất vào thời điểm đó và của cả những ai yêu thương và quan tâm đến họ. Đặc biệt là khi hầu hết những gì diễn ra lúc đó đã bị lãng quên, và nhiều cuộc đời đã trôi vào quá khứ như thể họ chưa từng hiện hữu.
1994 là năm mà tại Anh, các ca nhiễm HIV lên đến con số kỷ lục: 1.872 ca. Một năm sau đó, con số này có giảm thiểu đôi chút: 1.723 ca, cùng với sự ra đời của các loại thuốc anti-retroviral đã cứu mạng sống của rất nhiều người, gồm cả bản thân Simon. Trong khi đó, tại Mỹ, có đến 50.798 trường hợp tử vong liên quan đến AIDS, đa số là những người song tính hoặc đồng tính nam. Những nghiên cứu điều trị tiến hành vào năm 1994 gần như là vô vọng. Simon đã mất rất nhiều người bạn Mỹ của mình.
Nguoi dong tinh nam, HIV/AIDS
1994 là năm mà Simon vừa bước qua tuổi 45 và đã tham gia các hoạt động liên quan đến AIDS được hơn một thập kỷ. Nhìn lại thời điểm đó, Simon cho rằng bản thân ông cũng như những người xung quanh đều không tránh khỏi sự kinh ngạc và qua đời, việc đề cập đến những căng thẳng, mệt mỏi và đau buồn mang tính cá nhân đều trở nên khá thảm hại. Chính vì vậy, họ đã gieo mình vào công việc, vào các buổi gặp mặt mà không đề cập gì đến những khó khăn của "chủ nghĩa lảng tráng AIDS" (chủ trương lảnh tránh sự liên hệ giữa HIV và AIDS). Như những người khác, Simon cũng hết mình hoạt động trong các nhóm như Gay Men Fighting AIDS (GMFA), National AIDS Manual, Terence Higgins Trust, OutRage!, National AIDS Trust (NAT), All Party Parliamentary Group on AIDS Red Hot Organization. Không những vậy, ông còn viết một chuyên mục định kỳ hàng tháng về AIDS cho tờ Gay Times, cũng như cộng tác với Out ở New York và những tờ tuần báo phát miễn phí như Capital GayThe Pink Paper. Ông cũng nằm trong Hội đồng Viện Nghệ thuật Đương đại (ICA) và luôn cố gắng nâng cao kiến thức của xã hội về đại dịch này bằng việc tổ chức các hội nghị, triển lãm, chiếu phim...
Nguoi dong tinh nam, HIV/AIDS
1994 còn là một năm của những bài hát sôi động như Right In The Night của Jam & Spoon, Rhythm Of The Night của Corona, Let Me Be Your Fantasy của Baby D, Saturday Night của Whigfield và Song of A Gun của JX. Simon hồi tưởng về những lần đến vũ trường cùng bạn bè của mình, ông nói: "Chúng tôi dường như vừa muốn tán dương, vừa muốn đối mặt với sự mất mát của mình bằng cách tốt nhất có thể".
1994 là năm mà Simon nói ông đã vô cùng bình thản với cái chết. Trong những trang nhật ký của mình, ông chưa từng một lần đề cập về những lần đến bệnh viện. Những gì về năm 1994 được ghi chép lại trong đó là những hồi tưởng về lần ông bật khóc trong taxi khi đọc được lá thư từ một bạn trẻ New York kể về tình trạng AIDS; về nhiệt huyết của Holly Johnson khi hát The Power Of Love trong Gay Pride tại Brockwell Park vào tháng 6 năm đó.
Nói lại những điều này khiến Simon không khỏi chạnh lòng. Nhưng ông khẳng định đây là một đặc ân đối với ông và điều này không nên bị nhầm lẫn với sự tiếc nuối. Vì với tất cả những ai còn nhớ rõ 1994, tiếc nuối là điều mà Simon và bạn bè của ông chưa bao giờ nghĩ đến.
Bây giờ: 2014 của Kristian Johns
Nguoi dong tinh nam, HIV/AIDS
 Kristian Johns, 34 tuổi, sống chung với HIV từ năm 2002
2014 đánh dấu năm thứ 12 Kristian Johns chung sống với HIV. Biết mình nhiễm HIV lúc chỉ mới 22 tuổi, Kristian luôn xem khoảng thời gian đó như một bộ phim anh nắm rõ nội dung nhưng không tài nào nhớ được những chi tiết xung quanh. Khi nhận được tin người yêu cũ dương tính với HIV, anh nằm mơ cũng không dám tưởng tượng mình cũng nhận được kết quả xét nghiệm tương tự. Chỉ trong vòng vài ngày sau đó, anh chia sẻ việc này với gia đình. Anh nhận thấy mình khá may mắn khi họ đã có thể lấn lướt sợ hãi và lo lắng bằng kiến thức xã hội của mình.
Kristian vẫn còn nhớ rất rõ lần đầu tiên nói với một người không mấy thân thuộc về tình trạng HIV dương tính của chính anh. Đó là khoảnh khắc đã làm thay đổi cuộc đời của Kristian. Người đàn ông 38 tuổi làm việc cùng quầy bar với anh,  ngay sau khi nghe câu chuyện đã ôm chặt, nhìn anh và nói rằng: "Đừng lo lắng, cậu bé! Giờ cậu đã là một phần của gia đình".
Nguoi dong tinh nam, HIV/AIDS
Kristian trở thành một phần của cộng đồng HIV - một cộng đồng mà các thành viên luôn chăm sóc nhau tận tình. Anh nhận ra rằng HIV dường như không màng đến tên gọi, tính cách riêng của bất kỳ ai trong một môi trường rộng như thế. Anh đã chứng kiến nhiều chuyện buồn liên quan đến cái chết và những nỗi sợ không tên. Tuy nhiên, cũng chính nơi đây, anh tìm được hy vọng. Mọi thứ luôn trên đà thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Những bước đột phá khoa học có thể giúp con người vượt qua cuộc chiến với HIV/AIDS và sự thay đổi về nhận thức của xã hội đã khiến cuộc sống của Kristian tiếp diễn một cách hoàn toàn bình thường.
2014 là năm mà đối với riêng bản thân Kristian, HIV ở mức tệ nhất, là một bài học cho những hàng xử ngốc nghếch trong quá khứ, và ở mức tốt hơn, nó đơn giản chỉ là một chút phiền phức. Thuốc thang, bác sĩ, tác dụng phụ, các lần xét nghiệm máu - chúng khiến anh bực mình. Chúng ngăn trở cuộc sống bình thường của anh. Thế nhưng, mỗi khi nghĩ đến những người đã mất vì căn bệnh này, anh tự nhận mình chẳng khác gì "một thằng khốn không biết ơn".
Nguoi dong tinh nam, HIV/AIDS
2014 là năm mà bộ phim Dallas Buyers Club nhận được nhiều giải thưởng điện ảnh quốc tế. Kristian cảm thấy may mắn khi nhận ra câu chuyện của mình hoàn toàn không giống vai diễn của Matthew McConaughey - một chàng cao bồi dị tính, phát hiện mình có HIV, và đã lén lút đưa những loại thuốc điều trị chưa được chứng nhận vào Mỹ để bán cho những bệnh nhân HIV. Anh không thiếu các loại thuốc điều trị và cũng không phải đấu tranh dữ dội để có được chúng. Nếu chúng không hiệu  nghiệm, anh cùng bác sĩ của mình sẽ có những biện pháp khác.
Nguoi dong tinh nam, HIV/AIDS
2014 là năm mà Kristian biết mình còn có một cuộc sống. Anh biết mình còn có một tương lai, và nó sẽ không dính dáng gì đến việc nằm dài trong bệnh viện, trên người phủ đầy các biến chứng ngoài da. Kristian luôn cho rằng mình thật may mắn khi có được một người bạn trai sẵn sàng sát cánh bên anh. Anh cũng không ngừng dùng chính kinh nghiệm bản thân để nâng cao nhận thức về HIV cho cộng đồng.
2014 là năm mà những căng thẳng trong cuộc sống của Kristian bắt nguồn từ cái vòng hai quá khổ của anh, chứ không phải là HIV. Anh giờ chỉ cần uống thuốc đúng giờ và sử dụng bao cao su khi quan hệ. Và, đây không phải là những điều khó khăn. Nếu những ai đã qua đời trong thập niên 1980 và 1990 có thể thấy Kristian lúc này, họ nhất định sẽ nói: "Như vậy là quá tuyệt vời!".
Toàn Tăng (Theo Attitude)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
3 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người đồng tính nam sống chung với HIV: Ngày ấy và bây giờ