Trung Quốc đang tích cực tìm nguồn cung lúa mì trắng từ Mỹ để làm thức ăn cho gia súc, đẩy dự báo xuất khẩu với loại ngũ cốc thường được sử dụng để làm bánh bông lan và mì lên mức cao nhất trong 27 năm.

Người Mỹ trồng lúa mì trắng kiếm bộn vì Trung Quốc tăng cường tìm thức ăn cho gia súc

Nhân Hoàng | 12/03/2021, 20:00

Trung Quốc đang tích cực tìm nguồn cung lúa mì trắng từ Mỹ để làm thức ăn cho gia súc, đẩy dự báo xuất khẩu với loại ngũ cốc thường được sử dụng để làm bánh bông lan và mì lên mức cao nhất trong 27 năm.

nguoi-my-trong-lua-mi-trang-kiem-bon-vi-trung-quoc-tim-thuc-an-cho-gia-suc.jpg
Lúa mì mùa xuân được kiểm tra ở trung tâm bang Bắc Dakota, Mỹ

Trung Quốc tăng cường mua ngũ cốc và hạt có dầu trong đại dịch COVID-19 đẩy giá các loại thực phẩm này lên mức cao nhất trong nhiều năm.

Trung Quốc đã đặt mua nhiều lúa mì trắng của Mỹ trong năm nay hơn bất kỳ quốc gia nào ngoài Philippines, nước mua ngũ cốc hàng đầu. Trong khi các nhà sản xuất Mỹ từ lâu đã cố gắng thu hút thị trường Trung Quốc đang phát triển về các loại thực phẩm bánh kẹo làm từ bột mì trắng, các giao dịch mua gần đây phản ánh nhu cầu về thức ăn chăn nuôi. Các nhà phân tích và thương nhân Trung Quốc cho biết thông tin này.

Hôm 9.3, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã nâng dự báo xuất khẩu lúa mì trắng của nước này lên 245 triệu giạ (đơn vị đo lường thể tích khoảng 36 lít), cao nhất kể từ năm 1994, do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

nguoi-my-trong-lua-mi-trang-kiem-bon-vi-trung-quoc-tim-thuc-an-cho-gia-suc2.jpg
Trung Quốc đang có xu hướng mua lúa mì Mỹ cao nhất trong hơn 6 năm

Trong dấu hiệu cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu khác nhau, USDA đã hạ dự báo xuất khẩu về loại lúa mì phổ biến nhất Mỹ, lúa mì cứng đỏ mùa đông, với lý do nhu cầu thấp hơn ở “một số thị trường Tây Bán cầu”.

Trong khi lúa mì trắng thường không được cho gia súc ăn, giá ngô cao (giá ngô kỳ hạn chuẩn của Mỹ đạt mức cao nhất trong 7 năm rưỡi vào tháng trước) đã khiến nó trở thành một lựa chọn thay thế khả thi ở Trung Quốc.

Trung Quốc đang lùng sục khắp thế giới để tìm kiếm ngũ cốc thức ăn chăn nuôi khi nước này xây dựng lại đàn lợn lớn nhất thế giới, vốn đã bị tàn phá bởi dịch tả lợn châu Phi.

Li Hongchao, nhà phân tích ngũ cốc cấp cao của trang web thương mại Myagric, cho biết: “Hầu hết lúa mì nhập khẩu sẽ được chuyển sang lĩnh vực thức ăn chăn nuôi vì giá ngô cao và có lợi nhuận khi nhập khẩu (ngô nội địa Trung Quốc quá đắt nên việc nhập khẩu sẽ có lãi - PV)”.

Trung Quốc đã ký một thỏa thuận thương mại với Mỹ vào tháng 1.2020. Căng thẳng thương mại gần đây hơn giữa Trung Quốc và Úc, nước trồng một loại lúa mì trắng cứng hơi khác Mỹ, cũng khiến Trung Quốc tìm kiếm nguồn cung lúa mì thay thế.

9 tháng kể từ năm tiếp thị 2020/21 bắt đầu từ ngày 1.6.2020, việc mua tất cả các loại lúa mì Mỹ của Trung Quốc ở mức cao nhất trong hơn 6 năm là 2,9 triệu tấn, theo dữ liệu bán hàng xuất khẩu hàng tuần của USDA. Lượng đặt trước lúa mì trắng chiếm khoảng 1/3 tổng số, ở mức 947.863 tấn tính đến ngày 4.3.2021.

Hoạt động mua lúa mì trắng Mỹ của Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh vào tháng 11.2020, sau khi quá trình xay xát gần như dừng lại vào năm 2018 và 2019 khi hai nước đang chìm trong chiến tranh thương mại.

Trước năm 2018, Trung Quốc đã tăng cường mua lúa mì trắng của Mỹ, đặt 228.000 tấn trong niên vụ 2016/17 và 307.000 tấn ở niên vụ 2017/18. Ngành công nghiệp lúa mì Mỹ đã dành nhiều năm để vun đắp mối quan hệ với các nhà xay xát bột mì và thợ làm bánh của Trung Quốc.

Randy Fortenbery, nhà kinh tế nông nghiệp tại Đại học Bang Washington (Mỹ), nói: “Đó là tầng lớp trung lưu đang phát triển và họ quan tâm đến việc đa dạng hóa chế độ ăn uống của mình”.

Hầu hết lúa mì trắng Mỹ đều mềm, được trồng ở Tây Bắc Thái Bình Dương và các thợ làm bánh yêu thích vì màu nhạt, hàm lượng gluten thấp, lý tưởng cho các loại bánh ngọt và bánh mì hấp.

Gluten là loại protein chính có trong lúa mì và nhiều loại ngũ cốc khác nhau. Về bản chất, gluten là tập hợp gồm hàng trăm loại protein riêng biệt có mối liên hệ với nhau, mà quan trọng nhất, chủ yếu nhất là gliadin và glutenin.

Dù rẻ hơn ngô ở Trung Quốc, nơi có nhu cầu cao về ngũ cốc thức ăn chăn nuôi, nhưng lúa mì đang mang lại lợi nhuận cao cho nông dân Mỹ. Thị trường xuất khẩu lúa mì trắng bùng nổ đã khiến giá tại thành phố Portland, bang Oregon, trung tâm xuất khẩu, dao động quanh mức 7,50 USD/giạ, tăng khoảng 2 USD hoặc 35% so với sau thu hoạch tháng 7.2020.

Ông Cordell Kress cho biết đã bán được khoảng 1/3 vụ thu hoạch lúa mì trắng dự kiến ​​năm 2021 và thậm chí đã bán trước một số vụ năm 2022 của mình.

Đó là nhiều hơn bình thường, nhưng chúng tôi đã có một đợt tăng giá khá tốt”, Cordell Kress, người trồng khoảng 12 km2 lúa mì mỗi năm ở đông nam bang Idaho, nói.

Dù vậy, những người buôn bán ngũ cốc và nông dân không hy vọng nhiều về khả năng tăng vọt giá các mẫu lúa mì trắng Mỹ vào mùa xuân này, khi giá cao với các loại cây trồng cạnh tranh như cải dầu. Hầu hết vụ lúa mì trắng của Mỹ được trồng vào mùa thu năm ngoái, trước khi giá tăng, một phần nhỏ hơn được gieo vào mùa xuân.

Cordell Kress cho hay: “Rất nhiều thứ nằm trong việc lựa chọn cây trồng ngoài giá cả. Tôi làm những gì tốt nhất cho trang trại và đất đai của mình, thường liên quan đến việc luân canh cây trồng".

Luân canh là sự luân phiên thay đổi cây trồng theo không gian và thời gian trong chu kỳ nhất định cùng trên một diện tích.

Bài liên quan
Vì sao Trung Quốc nhập khẩu ethanol ồ ạt từ Mỹ?
Ba tàu chở ethanol đang hướng đến Trung Quốc từ Bờ Vịnh Mỹ, ba nguồn tin thương mại nói với Reuters hôm 8.3. Dấu hiệu cho thấy xuất khẩu nhiên liệu này đang tăng mạnh từ Mỹ sang Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Mỹ trồng lúa mì trắng kiếm bộn vì Trung Quốc tăng cường tìm thức ăn cho gia súc