Người Nhật Bản luôn giữ hình ảnh sạch sẽ, gọn gàng. Họ được giáo dục từ nhỏ về chuyện dọn vệ sinh nơi mình sống và làm việc, đồng thời sợ bị đánh giá xấu.

Người Nhật Bản và nỗi ám ảnh về sự sạch sẽ

20/10/2019, 22:09

Người Nhật Bản luôn giữ hình ảnh sạch sẽ, gọn gàng. Họ được giáo dục từ nhỏ về chuyện dọn vệ sinh nơi mình sống và làm việc, đồng thời sợ bị đánh giá xấu.

Sự sạch sẽ có thể xem như một dấu hiệu của người Nhật Bản. Họ nhiều lần thể hiện tinh thần "sống chết cũng phải sạch" và được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Cảnh các cổ động viên Nhật Bản hay cầu thủ nước này dọn rác, phòng thay đồ sau giờ thi đấu chẳng còn là chuyện lạ. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao Nhật Bản lại ám ảnh về sự sạch sẽ đến thế? Ảnh: Context Travel

Người Nhật Bản hình thành ý thức sạch sẽ từ khi còn đi học. Những đứa trẻ phải trực tiếp tham gia giữ gìn vệ sinh, lau dọn trường học của chúng. Ở xã hội phương Tây, điều này có thể xem như một hình thức lạm dụng trẻ em. Thực tế, một số ý kiến cho rằng đây là cách tiết kiệm chi phí thuê nhân viên vệ sinh của các trường học. Tuy nhiên, trong mắt người Nhật Bản, đó đơn thuần là hoạt động nâng cao ý thức của trẻ em từ khi còn trên ghế nhà trường. Ảnh: Getty.

"Thi thoảng, tôi lại không muốn dọn trường học", Chika Hayashi chia sẻ với BBC. "Dù vậy, tôi vẫn làm vì đó là một thói quen tốt. Chúng tôi nên có trách nhiệm làm sạch những thứ mà mình sử dụng". Học sinh đến trường đều để giày vào tủ và thay một đôi khác nhằm tránh mang bụi bẩn từ ngoài. Điều này cũng được áp dụng khi bạn đến nhà người khác. Sự tự giác, ý thức từ nhỏ về việc giữ vệ sinh là một phần quan trọng trong văn hóa người Nhật Bản. Ảnh: BBC.

Một yếu tố khác khiến người Nhật sạch sẽ quá mức là họ rất nhạy cảm về hình ảnh của mình trong mắt đối phương. Họ sợ bị đánh giá có ý thức kém, thiếu trình độ học vấn hoặc nuôi dạy không tử tế. Ảnh: Getty.

Hình ảnh đẹp về sự sạch sẽ của người Nhật được thể hiện nhiều lần trên TV, đặc biệt là những sự kiện lớn như World Cup 2014 và 2018. Trong cuộc sống thường ngày, người Nhật vẫn duy trì nếp sống này. Nhân viên văn phòng quét những con đường xung quanh chỗ làm. Trẻ em nhặt rác ở trường học. Dù vậy, họ cũng không tốn công lắm vì hầu hết chẳng có rác để dọn. Ở các sự kiện ngoài trời, người Nhật còn tự mang gạt tàn cầm tay và túi rác để đồ. Ảnh: USA Today.

Sự sạch sẽ của người Nhật khiến nhiều du khách cảm thấy "choáng". Nếu rút tiền ở ATM, bạn gần như luôn nhận được những tờ mới cứng, sạch sẽ. Dù vậy, tiền qua tay nhiều người nên chắc chắn bị nhiễm bẩn. Do đó, ở nhiều khách sạn, họ không đưa trực tiếp tiền cho nhau. Thay vào đó, người Nhật để tiền vào trong khay nhỏ, điều này cũng thường thấy khi đi taxi. Ảnh: Getty.

Bụi bẩn, vi khuẩn cũng nằm trong danh sách quan tâm hàng đầu của người dân xứ phù tang. Nếu bị cúm, họ sẽ dùng hẳn khẩu trang phẫu thuật để tránh lây cho người khác. Điều này tiết kiệm được khoản chi phí chữa bệnh lớn cho người xung quanh, đồng thời thể hiện ý thức tự giác của người bệnh. Ảnh: TST.

Nỗi ám ảnh sạch sẽ của người Nhật Bản cũng gắn liền với Thần đạo, một trong những tôn giáo chính ở xứ phù tang. Sự sạch sẽ là trung tâm của Thần đạo, được hiểu như sự tôn kính, sùng đạo. Kegare (bụi bẩn) cũng là một khái niệm quan trọng trong Thần đạo, trái ngược với sự sạch sẽ, thuần khiết. Những người bị nhiễm kegare sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn xã hội. Đó là một trong những lý do chính khiến người Nhật luôn đề cao sạch sẽ. Ảnh: CDN.

Tuy nhiên, một tranh cãi nhỏ vẫn xảy ra xoay quanh chủ đề sạch sẽ của người Nhật Bản. Tờ Japan Times từng có bài viết giải thích về hình mẫu người Nhật Bản mà chúng ta thường nhầm lẫn. Theo cây viết Amy Chavez, người Nhật gọn gàng chứ không thật sự sạch sẽ. Ảnh: Quora.

Họ có sự phân định rõ ràng giữa khu vực công cộng và riêng tư. Các hoạt động thể hiện sự sạch sẽ cũng giống như những gì bạn thường thấy trên TV. Tuy nhiên, tại nơi có tính chất riêng tư cao như nhà trọ ở các vùng quê, sự sạch sẽ đôi khi là xa xỉ. "Bạn sẽ không muốn nhìn vào gian bếp của họ đâu", cây viết này chia sẻ. Amy Chavez cũng nói thêm ở nhiều vùng nông thôn, người dân vẫn giữ nếp đổ rác xuống sông. Ảnh: Alamy.

Theo Zing

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Nhật Bản và nỗi ám ảnh về sự sạch sẽ