Báo cáo mới nhất về hoạt động thị trường nhà đất TP.HCM quý II/2015 của CBRE cho biết, hiện tại đã có 112 căn tại một dự án lớn nhất Sài Gòn (của Tập đoàn Vingroup) được bán thành công cho các nhà đầu tư là người nước ngoài.

Người nước ngoài đã mua hàng trăm căn hộ tại TP.HCM

Một Thế Giới | 26/07/2015, 06:06

Báo cáo mới nhất về hoạt động thị trường nhà đất TP.HCM quý II/2015 của CBRE cho biết, hiện tại đã có 112 căn tại một dự án lớn nhất Sài Gòn (của Tập đoàn Vingroup) được bán thành công cho các nhà đầu tư là người nước ngoài.

“Trong những năm qua, những nhà đầu tư nước ngoài vẫn thường phàn nàn về sự không công bằng trong thị trường Việt Nam. Còn bây giờ với sự thay đổi này, chúng ta có thể thấy liệu họ có thực sự muốn nắm bắt cơ hội?”, báo cáo CBRE nhận định.
Theo CBRE, sau khi Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực đã tạo nên một bước ngoặt mới trong việc tiếp cận với nguồn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, cho rằng trên thực tế, điều luật mới mở rộng cửa cho những nhà kinh doanh nước ngoài có quyền sở hữu các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, nơi có chi phí vốn thấp hơn và chi phí nhân công rẻ hơn so với các nước láng giềng trong khu vực.
Những công ty quốc tế đang muốn tận dụng mức độ đô thị hóa nhanh và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Việt Nam để mua các tòa nhà thương mại phức hợp ở TP.HCM và Hà Nội nhằm thiết lập cơ sở kinh doanh, đồng thời tiến hành các hoạt động thương mại, bán lẻ.
Cụ thể, người nước ngoài có tâm lý lạc quan vào thị trường bất động sản thương mại đã cho thấy rõ điều đó.
Đơn cử, mới đây Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc đã mua lại cổ phần kiểm soát của khu phức hợp Diamond Plaza tại trung tâm TP. HCM.
Trong khi đó, Keangnam Landmark ở Hà Nội, tòa tháp 72 tầng cao nhất Việt Nam được định giá 770 triệu đô la Mỹ, đang được Ngân hàng Goldman Sachs và Quỹ đầu tư Qatar Investment Authority nhăm nhe mua lại.
Còn các công ty niêm yết có vốn sở hữu 100% của nước ngoài không thuộc lĩnh vực nhạy cảm sẽ được phép hoạt động từ ngày 1.9. Điều này sẽ chỉ giúp đẩy mạnh hoạt động thu mua bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu chiến lược kinh doanh.
Theo ông Marc, vốn đầu tư từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Hồng Kông hiện là nguồn vốn tích cực nhất trong lĩnh vực bất động sản, và tâm lý đầu tư sẽ chỉ tăng lên khi cân nhắc các điều luật mới trên.
“ Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, tầng lớp trung ngày càng gia tăng cùng với các điều chỉnh về luật đã và đang tạo điều kiện thuận lợi và minh bạch hơn cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, rõ ràng không thể phủ nhận tiềm năng kinh tế lâu dài của Việt Nam. Những yếu tố cơ bản này, cùng với chi phí bất động sản tương đối thấp và lợi nhuận cho thuê cao hiện là bước chuyển mình của Việt Nam thu hút các nhà đầu tư bất động sản quốc tế”, ông Marc nói.
Trước đó, trong báo cáo về thị trường căn hộ TP.HCM, CBRE cũng cho biết quý II/2015 đã tạo nên một kỷ lục mới trong lịch sử tiêu thụ theo quý khi có 10.000 căn đã bán bao gồm cả dự án mới và đã chào bán trước đó. Đáng chú ý, từ phân khúc bình dân thì trong thời gian gần đây người dân đã chuyển dần sang phân khúc cao cấp.
Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người nước ngoài đã mua hàng trăm căn hộ tại TP.HCM