“Tôi biết luật chơi của thị trường, nó giống như luật chơi của bóng đá. Năm trước thắng làm vua, năm sau thua làm giặc. Kinh doanh ngân hàng cũng thế, thắng thì được khen, thua thì phê bình, thậm chí bị mắng nhiếc. Chúng tôi chấp nhận”- ông Lê Hùng Dũng chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 của Eximbank.

Ông Lê Hùng Dũng: Luật chơi của ngân hàng cũng giống như bóng đá

Một Thế Giới | 23/07/2015, 15:39

“Tôi biết luật chơi của thị trường, nó giống như luật chơi của bóng đá. Năm trước thắng làm vua, năm sau thua làm giặc. Kinh doanh ngân hàng cũng thế, thắng thì được khen, thua thì phê bình, thậm chí bị mắng nhiếc. Chúng tôi chấp nhận”- ông Lê Hùng Dũng chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 của Eximbank.

Ngày 21.7, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2015. Tại đại hội, nhiều nội dung quan trọng đã được cổ đông quan tâm.
Theo báo cáo của HĐQT, kết thúc năm 2014, lợi nhuận của Eximbank đạt 1.940 tỉ đồng. Tuy nhiên, do thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là phải tập trung xử lý nợ xấu nên hầu như lợi nhuận kinh doanh của nhà băng này được dùng để giải quyết nợ xấu. Bên cạnh đó, Eximbank cũng trích lập dự phòng 20% trên tổng số nợ đã bán cho VAMC. Do đó, lợi nhuận hợp nhất cuối năm 2014 trên sổ sách của Eximbank chỉ còn 69 tỉ đồng, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch 1.600 tỉ đồng.
Với mức lợi nhuận “khiêm tốn” trên, năm 2014, Eximbank quyết định không chia cổ tức cho cổ đông.
Ong Le Hung Dung: Luat choi cua ngan hang cung giong nhu bong da-hinh-anh-1
Đại hội cổ đông Eximbank (Ảnh: Phan Diệu) 
Cổ đông bức xúc vì không được chia cổ tức
Vì không được chia cổ tức, trong phần thảo luận, các cổ đông của Eximbank tỏ ra bức xúc về vấn đề này và đề nghị Hội đồng quản trị từ chức. Một cổ đông cho rằng Eximbank thuộc top 5 ngân hàng cổ phần lớn nhưng kết quả kinh doanh quá thấp và không có cổ tức cho cổ đông là khó chấp nhận.
Trước những bức xúc này, ông Phạm Hữu Phú - Tổng giám đốc Eximbank đã nhận toàn bộ trách nhiệm với vai trò người đứng đầu Ban điều hành. Ông Phú cho rằng những năm trước, Eximbank đều chia cổ tức cho cổ đông rất tốt. Đến năm 2013 do thị trường đi xuống và năm 2014 không chia vì lợi nhuận chỉ có 69 tỉ đồng.
Từ khi VAMC hoạt động tới nay, Eximbank đã bán 5.000 tỉ cho VAMC. Năm nay phải trích 1.000 tỉ đồng đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. "Việc không chia cổ tức là vì phải trích lập dự phòng rủi ro chứ không phải vì kinh doanh kém”, ông Phú nói.
Ông Phú cũng cho biết trong quý 1/2015, Eximbank đã lãi hơn 500 tỉ đồng, nhưng tại sao 3 quý còn lại lại chỉ đặt kế hoạch 500 tỉ? Lý do là do ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro và lãi thực mới là quan trọng.
Trước những chất vấn này, ông Phạm Hữu Phú cho biết sẽ sẵn sàng từ chức để người khác lên thay thế điều hành hoạt động của ngân hàng.
Ong Le Hung Dung: Luat choi cua ngan hang cung giong nhu bong da-hinh-anh-2
Một cổ đông phát biểu ý kiến trong phần thảo luận tại đại hội (Ảnh: Phan Diệu)
Ông Naoki Nishizawa – đại diện cổ đông chiến lược nước ngoài SMBC (Nhật Bản) cho rằng sở dĩ nợ xấu của Eximbank tăng nhanh trong thời gian qua, có một phần từ việc trao quyền quá lớn cho các giám đốc chi nhánh của ngân hàng này.
Ong Le Hung Dung: Luat choi cua ngan hang cung giong nhu bong da-hinh-anh-3
Ông  Naoki Nishizawa- đại diện cổ đông chiến lược nước ngoài SMBC (Nhật Bản) đang phát biểu (Ảnh: Phan Diệu)
" Tôi hiểu tâm lý cổ đông, khi đã đầu tư thì năm nào cũng phải chia cổ tức. Chia lãi nhiều thì vui, khen. Chia lãi thấp thì phê bình gay gắt. Đó là tâm lý dễ hiểu thôi, nhưng mà cổ đông chúng ta cũng phải nhìn lại. Chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức rồi. Còn quyền quyết định là do cổ đông. Như các cổ đông đã nói, tôi là người làm thuê, khen thì tôi mừng, chê thì chúng tôi chịu thôi, nói cách chức thì tôi đồng ý. Tôi xin sẵn sàng từ chức" - Ông Lê Hùng Dũng- Chủ tịch HĐQT Eximbank
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa mà ông Naoki Nishizawa nói khiến nợ xấu tăng là do số cán bộ tín dụng đạo đức xấu đã câu kết với nhau và tạo ra nợ xấu cho ngân hàng. Eximbank đã phát hiện ra vấn đề này và khắc phục để giải quyết hậu quả. Phía SMBC cũng đã có sự phối hợp, nỗ lực đào tạo cán bộ nhân viên tín dụng của Eximbank để có thể kiểm soát tốt rủi ro.
“Còn về vấn đề cổ tức, tôi cho rằng cổ đông không nên đòi hỏi khi tình hình kinh doanh khó khăn. Vấn đề quan trọng hiện nay của Eximbank là phải làm "sạch sẽ" nợ xấu, không nên kỳ vọng nhiều vào lợi nhuận cao”, ông Naoki Nishizawa cho biết thêm.
Một vấn đề nữa được cổ đông Eximbank quan tâm là vấn đề nhân sự. Tuy nhiên, do chưa được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn nên tại đại hội đã không đề cập tới danh sách HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới. Thay vào đó, việc bầu chọn sẽ được tổ chức trong Đại hội đồng cổ đông bất thường vào thời gian tới.
Ông Lê Hùng Dũng xin từ nhiệm
Trước sự chất vấn về cổ tức của cổ đông, ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT Eximbank cho hay trong 5 năm trước, ngân hàng này đã chia cổ tức lẫn tiền mặt tổng cộng 87,3%. Đây là mức cao so với các ngân hàng khác. Năm 2014, do tình hình kinh tế khó khăn nên không thể chia cổ tức cho cổ đông được chứ không phải chủ quan ban lãnh đạo muốn như vậy.
“Vấn đề chia cổ tức năm 2014 như vậy tôi rất day dứt và trăn trở, mà phần lớn nguyên nhân này do thị trường trầm lắng, rủi ro thị trường. Và việc tăng giảm bất thường của thị trường này không ai biết trước được.
Tôi hiểu tâm lý cổ đông, khi đã đầu tư thì năm nào cũng phải chia cổ tức. Chia lãi nhiều thì vui, khen. Chia lãi thấp thì phê bình gay gắt. Đó là tâm lý dễ hiểu thôi, nhưng mà cổ đông chúng ta cũng phải nhìn lại. Chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức rồi. Còn quyền quyết định là do cổ đông. Như các cổ đông đã nói, tôi là người làm thuê, khen thì tôi mừng, chê thì chúng tôi chịu thôi, nói cách chức thì tôi đồng ý. Tôi xin sẵn sàng từ chức.
Tôi biết luật chơi của thị trường, nó giống như luật chơi của bóng đá. Năm trước thắng làm vua, năm sau thua làm giặc. Kinh doanh ngân hàng cũng thế, thắng thì được khen, thua thì phê bình, thậm chí bị mắng nhiếc. Chúng tôi chấp nhận. Tôi đã xin từ chức từ trước rồi, tôi không tham gia ứng cử vào HĐQT khóa tới bởi vì tôi biết luật chơi khắc nghiệt như vậy. Đầu tư thì dễ nhưng làm ra tiền thì không hề đơn giản”, ông Dũng chia sẻ.
Ong Le Hung Dung: Luat choi cua ngan hang cung giong nhu bong da-hinh-anh-4
Ông Lê Hùng Dũng (Ảnh: Phan Diệu) 
Ngoài ra, trả lời thắc mắc của cổ đông liên quan đến việc tài trợ cho bóng đá, ông Lê Hùng Dũng cho rằng đó là một cách để quảng bá thương hiệu. Qua các chương trình quảng bá, từ thiện xã hội thì thương hiệu Eximbank mới được nhiều người biết đến, còn lợi nhuận làm ra chỉ để chi trả cổ tức cho cổ đông thì ngân hàng không thể phát triển được. Vì thế, cổ đông của ngân hàng cũng phải hiểu và không nên chỉ trích quá đáng tới HĐQT và Ban Kiểm soát. 
Năm 2015, mục tiêu của Eximbank là tổng tài sản đạt 180.000 tỉ đồng, tăng 12% so với năm 2014. Huy động vốn đạt 126.000 tỉ đồng, tăng 24%. Dư nợ cấp tín dụng đạt 108.750 tỉ đồng, tăng 11%. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.000 tỉ đồng.
Phan Diệu


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tiêu thụ điện lập kỷ lục, cảnh báo hóa đơn tiền điện tăng cao
Cuối tháng 4, thời tiết nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục, có ngày lên tới gần 1 tỉ kWh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Lê Hùng Dũng: Luật chơi của ngân hàng cũng giống như bóng đá