41% người Mỹ tham gia khảo sát do Ngân hàng Deutsche Bank thực hiện cho biết họ sẽ không mua hàng “Made in China” nữa và 35% người Trung Quốc tham gia khảo sát cũng khẳng định tránh mua hàng “Made in USA”.

Người tiêu dùng Mỹ - Trung tẩy chay hàng hóa của nhau

21/05/2020, 10:10

41% người Mỹ tham gia khảo sát do Ngân hàng Deutsche Bank thực hiện cho biết họ sẽ không mua hàng “Made in China” nữa và 35% người Trung Quốc tham gia khảo sát cũng khẳng định tránh mua hàng “Made in USA”.

Quan hệ Mỹ - Trung đang rất căng thẳng - Ảnh: SCMP

Nhà phân tích Apjit Walia thuộc Deutsche Bank nhận định kết quả trên cho thấy mặc dù người tiêu dùng hai nước chưa tẩy chay hàng hóa của nhau nhưng chủ nghĩa dân tộc trong thương mại lẫn tâm lý không thích toàn cầu hóa đang gia tăng.

Thái độ thiếu tin tưởng hàng Trung Quốc được thúc đẩy bởi giới chức Washington - đặc biệt là Tổng thống Donald Trump với hàng loạt phát ngôn đổ lỗi chính quyền Bắc Kinh về dịch COVID-19. Giới phân tích dự đoán ông sẽ tiếp tục dùng Trung Quốc để đánh lạc hướng chú ý khỏi cách chính quyền Mỹ xử lý dịch bệnh cũng như thiệt hại mà dịch bệnh gây ra cho nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh bầu cử sắp đến.

Trong một khảo sát khác do đơn vị tư vấn FTI Consulting thực hiện, 78% người Mỹ được hỏi cho biết họ sẵn sàng trả thêm tiền cho một sản phẩm nếu công ty cung ứng chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, khoảng 55% không tin Trung Quốc thực hiện cam kết tăng mua hàng theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Thái độ thiếu tin tưởng hàng Trung Quốc được thúc đẩy bởi giới chức Washington - Ảnh: Telesur

Lao động giá rẻ dồi dào cùng cơ sở hạ tầng tốt biến Trung Quốc trở thành “công xưởng thế giới” suốt vài thập kỷ qua, người tiêu dùng Mỹ hưởng lợi từ nguồn cung hàng hóa rẻ tiền. Tuy nhiên chi phí lao động dần tăng cao và chiến tranh thương mại kéo dài 2 năm làm xói mòn vị thế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nay lại thêm đại dịch COVID-19 khiến hàng loạt quốc gia tăng cường nội địa hóa chuỗi cung ứng nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Theo giáo sư Sulmaan Khan thuộc Đại học Tufts, chính sách ngoại giao cứng rắn để bảo vệ an ninh quốc gia của chính quyền Bắc Kinh là nguyên nhân làm cho doanh nghiệp Trung Quốc đánh mất lòng tin của nước khác. Ông còn cảnh báo nỗ lực gia tăng chủ nghĩa dân tộc có thể phản tác dụng và vượt khỏi tầm kiểm soát.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
OpenAI định phát triển trình duyệt web kết hợp với ChatGTP trước khi Bộ Tư pháp Mỹ đề xuất Google bán Chrome
OpenAI gần đây đã cân nhắc phát triển trình duyệt web kết hợp với chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGTP của mình và thảo thuận về các nhà phát triển để hỗ trợ tính năng tìm kiếm, trang The Information đưa tin.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người tiêu dùng Mỹ - Trung tẩy chay hàng hóa của nhau