Dịch COVID-19 khiến giới lãnh đạo Trung Quốc phải vật lộn với tình trạng tăng trưởng kinh tế suy yếu và tỷ lệ thất nghiệp cao - hai yếu tố đe dọa đến ổn định xã hội.

Các địa phương Trung Quốc với bài toán việc làm nan giải

15/05/2020, 10:58

Dịch COVID-19 khiến giới lãnh đạo Trung Quốc phải vật lộn với tình trạng tăng trưởng kinh tế suy yếu và tỷ lệ thất nghiệp cao - hai yếu tố đe dọa đến ổn định xã hội.

Tạo việc làm là nhiệm vụ khó khăn - Ảnh: SCMP

Sinh viên mới tốt nghiệp, lao động nhập cư cùng doanh nghiệp đều rất dễ bị tổn thương. Vì vậy chính quyền Bắc Kinh đành ưu tiên kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp thay vì khôi phục mức tăng trưởng.

Cùng lúc đó, giới chức các địa phương còn đang chịu áp lực hoàn thành mục tiêu xóa sạch đói nghèo - xây dựng xã hội thịnh vượng trong năm nay. Chủ tịch Tập Cận Bình khi đến thăm những hộ nông dân tái định cư ở tỉnh Sơn Tây trong tuần qua đã nhắc nhở:

“Với tư cách đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc, chúng ta phải hết lòng mưu cầu hạnh phúc cho người dân, làm mọi điều có thể để giúp gia đình nghèo khó chuyển đến nhà mới, đào tạo hỗ trợ giúp họ tìm được việc làm và sống hạnh phúc”.

Nói thì luôn dễ hơn làm. Lượng lao động nông thôn dư thừa nay phải cạnh tranh quyết liệt với lao động thành thị cũng đông đảo không kém, giữa bối cảnh doanh nghiệp cắt giảm nhân sự do nền kinh tế giảm tốc và nguy cơ suy thoái toàn cầu hiển hiện.

Vào tháng 2, tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc tăng vọt lên mức kỷ lục 6,2%, đến tháng sau giảm xuống còn 5,9% nhờ nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại, nhưng con số vẫn rất cao. Tổ chức tài chính UBS vào tháng 4 ước tính 50 - 60 triệu lao động ngành dịch vụ cùng hơn 20 triệu lao động ngành công nghiệp, xây dựng, hiện không làm việc hoặc mất việc. Tổ chức The Economist Intelligence Unit dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc năm nay có thể lên đến 10%, khiến thêm ít nhất 22 triệu lao động mất việc.

Dựa trên tình hình doanh nghiệp sa thải nhân viên cùng hàng loạt nhà hàng đóng cửa, giáo sư Hồ Tinh Đấu thuộc đại học Công nghệ Bắc Kinh nhận định, con số thực tế còn cao hơn hơn. Vì vậy mà tạo việc làm trở thành nhiệm vụ quan trọng. Sáu bộ ngành chính quyền cùng cơ quan đảng tuần trước vừa phát động chiến dịch tạo thêm việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp (dự kiến đạt đến 8,47 triệu người).

Chen Peipei - sinh viên đại học Sơn Đầu tỉnh Quảng Đông thuộc số người mới tốt nghiệp lo lắng về tương lai. Cô “rải” đơn xin việc suốt 3 tháng qua nhưng chẳng có đến 1 lần thành công.

“Tôi vẫn đang cố gắng, tuy nhiên trong lòng bắt đầu xuất hiện cảm giác thất bại”, Chen chia sẻ.

Một ngày hội việc làm tại thành phố Vũ Hán - Ảnh: Tân Hoa Xã

Vấn đề thất nghiệp chi phối nhiều cuộc họp của giới lãnh đạo Trung Quốc. Thủ tướng Lý Khắc Cường hôm 18.4 từng nhấn mạnh: “Không việc làm nghĩa là không thu thập, không thịnh vượng. Chúng ta cần nỗ lực ngăn chặn tình trạng sa thải hàng loạt”.

Ngày 29.4, chính quyền thành phố Thượng Hải chỉ đạo tất cả doanh nghiệp quốc doanh (SME) trên địa bàn đảm bảo ít nhất 50% nhân viên mới là người tốt nghiệp đại học gần đây. Thành phố Vũ Hán cũng công bố mục tiêu 250.000 việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp, hỗ trợ các công ty 1.000 Nhân dân tệ (140 USD) cho mỗi sinh viên tốt nghiệp họ tuyển dụng.

Một số chuyên gia lo ngại những biện pháp nêu trên thiếu hiệu quả. Miễn trừ thuế cùng trợ cấp cho SME phụ thuộc ngân sách địa phương - vốn chẳng dư dả lúc này, hơn nữa mức độ tuyển dụng của doanh nghiệp quốc doanh còn phải dựa vào tình hình tài chính tự thân.

Giáo sư Hồ chỉ ra thêm một nút thắt: “Công ty khởi nghiệp cần hỗ trợ tài chính, mà ngân hàng lại không giúp đỡ. Giới chức các địa phương chẳng thể làm gì”.

Về nông thôn làm việc

Trong hơn một thập niên, Trung Quốc cố gắng đưa lượng sinh viên mới tốt nghiệp vào thị trường lao động bằng cách cho họ về nông thôn. Tình hình ảm đạm hiện tại có thể thúc đẩy nhiều sáng kiến thay đổi bộ mặt vùng quê cũng như chương trình xóa đói giảm nghèo.

Chính quyền tỉnh Phúc Kiến ngày 10.4 công bố kế hoạch đưa 600 sinh viên mới tốt nghiệp về nông thôn làm việc với khoản hỗ trợ 2.000 tệ/năm/người, khoản vay lúc đi học được địa phương chi trả.

Một tháng sau đến lượt tỉnh Quảng Đông giới thiệu chương trình tương tự: đưa 2.000 sinh viên về nông thôn trong 2 năm. Năm ngoái đã có 27.000 người tham gia.

Theo cựu Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Ngụy Kiến Quốc: “Tôi nghĩ sáng kiến khuyến khích sinh viên mới tối nghiệp về nông thôn công tác với vị trí cán bộ đảng cấp làng, hoặc kêu gọi họ tổ chức kinh doanh trực tuyến hay khởi nghiệp sẽ nở rộ”.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc gặp Nvidia khi rộ tin Mỹ sắp trừng phạt thêm 200 công ty chip
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc đã gặp người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Nvidia hôm 25.11, trước khi Mỹ dự kiến ​​sẽ gia tăng các hạn chế với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, có thể diễn ra sớm nhất là trong tuần này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các địa phương Trung Quốc với bài toán việc làm nan giải