Chiến lược ngoại giao “chiến lang” hung hăng mà Trung Quốc đang triển khai nhận phải ý kiến phản đối ở chính trong nước.

Trung Quốc càng ‘lớn tiếng’ càng bị thế giới xa lánh

16/05/2020, 17:09

Chiến lược ngoại giao “chiến lang” hung hăng mà Trung Quốc đang triển khai nhận phải ý kiến phản đối ở chính trong nước.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên là nhân vật đi đầu trong thực hiện ngoại giao chiến lang - Ảnh: SCMP

Trung Quốc hứng chịu cáo buộc che đậy cũng như cung cấp thông tin sai lệch khi COVID-19 ở giai đoạn đầu nên khiến dịch bệnh lây lan mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Giới quan chức ngoại giao lẫn truyền thông nước này đáp trả những gì họ xem là sự chỉ trích bất công từ bên ngoài bằng lời lẽ rất cứng rắn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao trẻ tuổi Triệu Lập Kiên là nhân vật đi đầu trong thực hiện ngoại giao “chiến lang”. Ông chia sẻ thuyết âm mưu có thể quân đội Mỹ đem vi rút gây dịch COVID-19 đến Vũ Hán lúc sang tham gia Đại hội Các lực lượng vũ trang thế giới (Military World Games) năm 2019.

Hàng loạt nhà ngoại giao Trung Quốc sau đó cũng đưa ra các phát ngôn gây tranh cãi. Đại sứ Lữ Sa Dã bị Bộ Ngoại giao Pháp triệu tập để yêu cầu giải trình về bình luận Pháp để cho công dân lớn tuổi chết vì COVID-19 trong viện dưỡng lão.

Truyền thông cũng không thua kém. Hãng Tân Hoa Xã đăng bài viết với nội dung Mỹ cùng thế giới nợ Trung Quốc một lời xin lỗi lẫn một cảm ơn vì đã cố gắng chống dịch.

Một số cố vấn chính sách đối ngoại nhận xét chủ nghĩa dân tộc quá khích chỉ khiến thế giới xa lánh Trung Quốc hơn mà thôi. Theo giáo sư quan hệ quốc tế Thời Ân Hoằng thuộc Đại học Nhân dân (Bắc Kinh): “Nỗ lực ngoại giao hiện tại không nhận thức rõ tình hình quốc tế thời đại dịch phức tạp đến mức nào, hơn nữa lại được tiến hành quá gấp gáp với giọng điệu quá to lớn. Thứ đạt được chẳng giống như mong đợi”.

Giáo sư Thời kêu gọi thay đổi chiến lược ngay lập tức, nên áp dụng cách tiếp cận mềm mỏng hơn đối với thái độ chống Trung Quốc đang gia tăng trong giới hoạch định chính sách Washington. Chính quyền Bắc Kinh cần chỉ đạo một số phương tiện truyền thông dùng giọng điệu mang tính hòa giải.

Trưởng khoa Quan hệ quốc tế đại học Nam Kinh Châu Phong cảnh báo ngoại giao “chiến lang” chỉ khiến quan hệ Mỹ - Trung xấu đi mà thôi. Thay vào đó Trung Quốc phải xoa dịu tình hình, điều chỉnh chính sách đối ngoại.

Giáo sư quan hệ quốc tế Diêm Học Thông thuộc đại học Thanh Hoa (làm cố vấn cho Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc) cũng tỏ ý phản đối: “Vài phương tiện truyền thông so sánh thành công mà Trung Quốc và châu Âu đạt được khi chống dịch, họ gắn sự thành công của Trung Quốc với khác biệt về hệ thống chính trị. Giọng điệu kiểu như vậy dễ gây nên phản ứng dữ dội từ các quốc gia châu Âu vẫn đang chiến đấu với COVID-19”.

“Bất cứ hình thức chỉ trích trực tiếp hay gián tiếp nhắm vào hệ thống chính trị quốc gia khác sẽ chỉ làm xung đột ý thức hệ thêm nghiêm trọng mà thôi”, theo giáo sư Diêm.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc càng ‘lớn tiếng’ càng bị thế giới xa lánh