Việc cung cấp điện cho nền kinh tế giai đoạn sau năm 2020 sẽ hết sức khó khăn, nhất là khu vực miền Nam do nhiều dự án đang gặp vướng mắc hoặc chậm tiến độ.

Nguy cơ thiếu điện vì nhiều dự án chậm tiến độ

05/06/2019, 20:49

Việc cung cấp điện cho nền kinh tế giai đoạn sau năm 2020 sẽ hết sức khó khăn, nhất là khu vực miền Nam do nhiều dự án đang gặp vướng mắc hoặc chậm tiến độ.

Năm 2019 phải huy động thêm nguồn điện chạy dầu với sản lượng tương ứng khoảng 1,7 tỉ kWh và lên đến 5,2 tỉ kWh vào năm 2020 - Ảnh: Internet

Bộ Công Thương vừa đưa ra báo cáo tình hình thực hiện các dự án điện trong quy hoạch điện VII điều chỉnh. Theo đó, trong quy hoạch điện VII điều chỉnh, sản lượng điện thương phẩm đến năm 2020 theo các phương án cơ sở được dự báo là 235 tỉ kWh và phương án cao là 245 tỉ kWh.

Các năm 2019-2020 dự kiến đưa vào vận hành khoảng 6.900 MW, trong đó nhiệt điện than là 2.488 MW, thủy điện trên 30 MW sẽ cung cấp khoảng 592 MW, còn lại là các dự án năng lượng tái tạo khoảng 3.800 MW.

Bộ Công Thương cho biết hệ thống cần phải huy động thêm nguồn điện chạy dầu với sản lượng tương ứng khoảng 1,7 tỉ kWh vào năm 2019 và lên đến 5,2 tỉ kWh vào năm 2020.

Mặc dù vậy, việc cung cấp điện vẫn có thể gặp phải một số rủi ro, trong một số trường hợp, các tổ máy phát điện không đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy vận hành hoặc không đảm bảo đủ nhiên liệu về than và khí cho phát điện, rất có thể nhiều nơi phải đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020.

Theo dự báo, khu vực miền Nam vào năm 2021 khả năng thiếu hụt khoảng 3,7 tỉ kWh và nâng lên 10 tỉ kWh vào một năm sau đó.

Trong khi đó, tổng công suất các nguồn điện có khả năng đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2030 khoảng 80.500 MW, thấp hơn so với dự kiến của Quy hoạch điện VII điều chỉnh khoảng hơn 15.200 MW. Bên cạnh đó, việc hụt cung chủ yếu từ các năm 2018-2022 với tổng công suất trên 17.000 MW.

Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, nhiều dự án nguồn điện trong giai đoạn này bị chậm tập trung chủ yếu tại các dự án nhiệt điện phía Nam. Trong khi giai đoạn 2018-2019 không còn dự phòng về nguồn điện, do vậy từ 2021-2025 xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cấp điện.

Ngoài ra, nguy cơ thiếu điện tại khu vực miền Nam còn là do tiến độ các dự án khí Lô B, Ca Voi Xanh đều chậm so với kế hoạch từ 9 tháng đến 1 năm. Chưa kể một số dự án khác như Nhiệt điện Kiên Giang 1 và 2 không đáp ứng tiến độ hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025, hay dự án Ô Môn III lùi tiến độ đến năm 2025.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguy cơ thiếu điện vì nhiều dự án chậm tiến độ