Thoái vốn tại 100% các doanh nghiệp không liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính, EVN thu về hơn 2.341 tỉ đồng, thặng dư vốn 127 tỉ đồng.

Thoái vốn khỏi lĩnh vực không liên quan, EVN thu về hơn 2.300 tỉ đồng

03/06/2019, 18:51

Thoái vốn tại 100% các doanh nghiệp không liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính, EVN thu về hơn 2.341 tỉ đồng, thặng dư vốn 127 tỉ đồng.

EVN thoái vốn ngoài ngành: Thu về hơn 2.341 tỉ đồng, sẽ hoàn thành toàn bộ trong năm 2019 - Ảnh: Internet

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố đã hoàn thành thoái vốn tại tất cả các doanh nghiệp không liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của EVN, thu về hơn 2.341 tỉ đồng. Đối với các doanh nghiệp còn lại, EVN đặt mục tiêu hoàn thành thoái vốn trong năm 2019.

Cụ thể, trong giai đoạn 2011 - 2015, EVN đã thoái vốn toàn bộ tại tất cả các doanh nghiệp không liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của EVN. Qua đó, EVN thu về hơn 2.341 tỉ đồng, thặng dư vốn 127 tỉ đồng.

Bước sang giai đoạn 2016 - 2020, EVN đã hoàn thành việc chuyển Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 1.10.2018. Ngay sau đó, cổ phần của EVNGENCO 3 đã được giao dịch trên sàn UpCom với mã PGV.

Cũng trong giai đoạn này, EVN cho biết đã thực hiện thoái, giảm vốn tại 2 trong tổng số 6 doanh nghiệp thuộc diện thoái vốn, thu về hơn 296 tỉ đồng, cao hơn giá trị sổ sách gần 63 tỉ đồng. Đối với các doanh nghiệp còn lại, EVN đặt mục tiêu hoàn thành thoái vốn trong năm 2019.

Trước đó, EVN đã bị tuýt còi vì đầu tư ngoài ngành từ nhiều năm nay, song số tiền mà EVN đổ vào các lĩnh vực không phải là điện vẫn ngày càng tăng mạnh.

Theo kết luận thanh tra tại EVN do Thanh tra Chính phủ, EVN đã có một số sai phạm về vấn đề quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, tổng số vốn đầu tư ra ngoài ngành của EVN đã lên tới trên 121.000 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ có hơn 76.000 tỉ đồng.

Như vậy, giá trị đầu tư ngoài ngành của EVN đã vượt hơn 45.000 tỉ đồng so với vốn điều lệ, trái với quy định của Bộ Tài chính về việc đầu tư ra ngoài ngành chưa mang lại hiệu quả kinh tế.

Cùng với đó, EVN thực hiện đầu tư vào tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán hơn 1.900 tỉ đồng, vượt tỷ lệ cho phép của Chính phủ và Bộ Tài chính. Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm nghìn tỉ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng.

Thanh tra Chính phủ xác định EVN đầu tư cả nghìn tỉ đồng vào những lĩnh vực nhiều rủi ro như: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nhưng vượt tỉ lệ vốn góp theo quy định như tại Công ty Tài chính CP Điện lực, Ngân hàng Thương mại CP An Bình, Công ty CP Chứng khoán An Bình…

Tuyết Nhung

Bài liên quan
EVNHCMC tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada
Sáng ngày 28.3, ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch HĐTV; ông Luân Quốc Hưng – Phó tổng giám đốc EVNHCMC đã tiếp và làm việc với bà Mary Ng - Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xuất khẩu Canada.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thoái vốn khỏi lĩnh vực không liên quan, EVN thu về hơn 2.300 tỉ đồng