Nhiều ngân hàng cho biết đối với những khách hàng tốt, các ngân hàng thương mại "tranh nhau cho vay", và ngược lại, lưu ý có những nhóm khách hàng cần phải thận trọng để đề phòng rủi ro.
Có thể thấy đa số trái phiếu doanh nghiệp được phát hành từ các doanh nghiệp bất động sản. Khi thị trường khó khăn như hiện nay, chắc chắn nợ xấu từ trái phiếu cũng sẽ tăng.
Theo TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường Tài chính, Trường đại học Kinh tế TP.HCM, tỷ lệ nợ xấu hiện nay vẫn ở mức an toàn nhưng việc chuyển nhóm nợ sẽ diễn ra rất nhanh.
Dự kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sẽ được trình Chính phủ đầu tuần tới. Các chuyên gia kỳ vọng việc này sẽ củng cố được niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường.
Trong kịch bản cơ sở, VN-Index có thể đạt mức từ 1.100 - 1.200 điểm; ở kịch bản thận trọng có thể về 900 - 1.000 điểm, và ở kịch bản khả quan có thể đạt 1.200 - 1.300 điểm.
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng việc cho vay của ngân hàng phải tuân thủ nhiều quy định và tài sản bảo đảm phải có cơ sở, nếu không ngân hàng sẽ gánh rủi ro lớn.
Với đề xuất cho doanh nghiệp vay khoản tín dụng mới có tài sản bảo đảm là trái phiếu doanh nghiệp với trị giá tối đa bằng 70%, các chuyên gia cho rằng điều này khó khả thi.
TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng Nghị định 65 giúp cho thị trường trái phiếu về dài hạn trở nên an toàn, minh bạch hơn. Tuy nhiên, nếu nói nghị định sẽ khơi thông dòng vốn cho các doanh nghiệp bất động sản thì e còn quá sớm.
TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng việc doanh nghiệp tăng vốn ảo để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư như một trò ảo thuật biến không thành có và đổi giấy lấy tiền.