Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào ngày 19.11. Hiện tượng này có thể quan sát được ở nhiều nơi thuộc châu Mỹ, Australia, châu Âu và châu Á.

Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào tuần tới

Long Hải | 12/11/2021, 15:45

Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào ngày 19.11. Hiện tượng này có thể quan sát được ở nhiều nơi thuộc châu Mỹ, Australia, châu Âu và châu Á.

do-cam.jpg
Hiện tượng nguyệt thực lần này là nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ

NASA dự báo rằng nguyệt thực diễn ra trong tuần tới sẽ kéo dài khoảng 3 giờ 28 phút và 23 giây - bắt đầu vào khoảng 14 giờ 19 phút, đạt cực đại vào khoảng 16 giờ và kết thúc lúc 17 giờ 47 (theo giờ Việt Nam). Khi nguyệt thực đạt cực đại, bóng của Trái đất che phủ 97% mặt trăng tròn.

Hiện tượng nguyệt thực lần này là nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ, dài hơn nhiều so với nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ năm 2018 với thời gian 1 tiếng 43 phút. Theo Đài quan sát Holcomb tại Đại học Butler ở bang Indiana, đây cũng là nguyệt thực một phần dài nhất trong 580 năm.

Nguyệt thực xảy ra khi Trái đất di chuyển vào giữa Mặt trăng và Mặt trời, khi đó bóng của hành tinh chúng ta có thể che toàn bộ (nguyệt thực toàn phần) hoặc một phần (nguyệt thực một phần) ánh sáng Mặt trời và khiến Mặt trăng tối đi.

Trong nguyệt thực, Mặt trăng có thể mang sắc đỏ vì ánh sáng từ Mặt trời vẫn có thể uốn cong quanh Trái đất và di chuyển xuyên qua khí quyển để chạm tới Mặt trăng, dù bị cản trực tiếp bởi umbra (phần tối nhất của bóng Trái đất).

Bầu khí quyển của Trái đất lọc ra các bước sóng ánh sáng ngắn hơn, xanh hơn và cho phép các bước sóng đỏ, cam xuyên qua. Sau khi các bước sóng màu đỏ và cam này đi qua bầu khí quyển của Trái đất, chúng tiếp tục du hành đến Mặt trăng khiến nó mang sắc đỏ đậm.

Nguyệt thực một phần có thể quan sát từ Bắc Mỹ và Thái Bình Dương, Alaska, Tây Âu, Australia, New Zealand và Nhật Bản. Mặc dù giai đoạn đầu của nguyệt thực xảy ra trước khi Mặt trăng mọc ở Đông Á, Australia và New Zealand, nhưng người ở những khu vực này có thể quan sát nguyệt thực khi nó đạt cực đại. Ngược lại, những người ở Nam Mỹ và Tây Âu sẽ nhìn thấy Mặt trăng lặn trước khi nguyệt thực đạt cực đại.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào tuần tới