Theo một nghiên cứu mới đây, hơn 28.000 tấn rác thải liên quan đến đại dịch COVID-19 như khẩu trang, găng tay y tế đã bị xả ra đại dương.

Hơn 28.000 tấn rác thải do COVID-19 trôi vào lòng đại dương

Long Hải | 12/11/2021, 11:00

Theo một nghiên cứu mới đây, hơn 28.000 tấn rác thải liên quan đến đại dịch COVID-19 như khẩu trang, găng tay y tế đã bị xả ra đại dương.

rac-thai.jpg
Hơn 28.000 tấn rác thải do COVID-19 như khẩu trang, găng tay y tế đã bị xả ra đại dương

Theo The Guardian, số rác thải này tương đương khoảng hơn 2.000 chiếc xe buýt hai tầng. Phân tích cho thấy 193 quốc gia đã sản xuất khoảng 9,2 triệu tấn vật tư y tế có liên quan đến COVID-19 từ khi bắt đầu đại dịch đến giữa tháng 8.2021. Khoảng 87,4% trong số đó được sử dụng bởi bệnh viện và chỉ 7,6% được sử dụng bởi cá nhân.

Dựa vào những con số thu thập được trong thời gian dài, nhóm nghiên cứu đã phát triển một mô hình để dự đoán lượng rác thải nhựa đọng lại dưới đáy đại dương sau khi bị vứt bỏ. Kết quả cho thấy đến ngày 23.8 vừa qua, khoảng 28.550 tấn mảnh vụn nhựa đã thoát ra đại dương thông qua 369 con sông lớn. Trong vòng ba năm tới, phần lớn các mảnh vụn sẽ dịch chuyển từ bề mặt đại dương sang các bãi biển và đáy biển.

rac-thai2.jpg
Trong vòng ba năm tới, phần lớn các mảnh vụn sẽ dịch chuyển từ bề mặt đại dương sang các bãi biển và đáy biển

Mô hình kể trên dự đoán rằng trong tương lai gần, rác thải sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến môi trường ven biển ở khu vực xung quanh, dần dần hình thành các mảng rác ở vùng biển rộng. Ví dụ, các mảng rác có thể tích tụ ở đông bắc Thái Bình Dương và đông nam Ấn Độ Dương. Sau đó, chúng sẽ bị cuốn về phía Vòng Bắc Cực và đi vào ngõ cụt.

Phần lớn số rác đó sẽ nhanh chóng chìm xuống đáy biển và tạo thành một vùng tích tụ nhựa vi mạch vào năm 2025. Vào cuối thế kỷ này, hầu hết tất cả các loại nhựa liên quan đến đại dịch đều nằm ở đáy biển (28,8%) hoặc dạt vào các bãi biển (70,5%). Chúng có khả năng làm tổn thương hệ sinh thái biển, đặc biệt là những vùng sâu nhất của đại dương.

Trong nghiên cứu của mình, các tác giả viết: “Đại dịch COVID-19 đã làm tăng nhu cầu sử dụng nhựa lên rất nhiều lần, điều này làm tăng thêm áp lực cho các quốc gia, nhất là khi đây vốn là vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát”.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các con sông là điểm nóng, cần chú ý đặc biệt trong việc quản lý rác thải nhựa. Đồng thời nhấn mạnh nhu cầu đối với các hệ thống thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải y tế chất lượng cao hơn ở các nước đang phát triển; khuyến khích mọi người sử dụng những lựa chọn thay thế thân thiện với môi trường hơn thay vì những sản phẩm nhựa dùng một lần như hiện tại.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 28.000 tấn rác thải do COVID-19 trôi vào lòng đại dương