Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định Nhà nước không khuyến khích kinh doanh vàng miếng, không bảo hộ giá vàng miếng.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Nhà nước không khuyến khích kinh doanh vàng miếng, không bảo hộ giá vàng

Tuyết Nhung 03/01/2024 20:40

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định Nhà nước không khuyến khích kinh doanh vàng miếng, không bảo hộ giá vàng miếng.

gia-vang-10-12.jpg
Giá vàng miếng liên tục tăng mạnh, xô đổ mọi kỷ lục vào những phiên cuối cùng của năm 2023 - Ảnh: IT

Vàng miếng loạn giá thời gian gần đây và việc quản lý vàng miếng là một vấn đề "nóng" trong cuộc họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2024, ngày 3.1.

Phó thống đốc Đào Minh Tú nhận xét những ngày cuối năm 2023, giá vàng miếng liên tục nhảy múa. Trong khi vàng nhẫn, nữ trang ổn định trong khoảng 63-64 triệu đồng mỗi lượng, giá vàng miếng SJC vọt lên mức kỷ lục hơn 80 triệu đồng. Những ngày sau đó, giá vàng miếng liên tục tăng giảm với biên độ vài triệu đồng mỗi ngày, thậm chí trong vài giờ và chênh lệch so với thế giới vọt lên 20 triệu đồng. Biên độ mua - bán cũng bị đẩy lên 4-6 triệu đồng, thể hiện mức độ biến động cao của thị trường.

"Giá thế giới tăng một mà trong nước tăng ba là không chấp nhận được. Nhiều tin đồn thất thiệt có tính chất đầu cơ đã xuất hiện khiến thị trường biến động mạnh những ngày qua", Phó thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Ông Tú cũng khẳng định Nhà nước không khuyến khích kinh doanh vàng miếng, không bảo hộ giá vàng miếng, cũng không chấp nhận được sự chênh lệch giá quá lớn giữa vàng trong nước và quốc tế, giữa vàng SJC và các loại vàng miếng khác.

Theo Phó thống đốc, tất cả vấn đề này sẽ được xem xét trong sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP (Nghị định 24) được ban hành năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng sắp tới và sẽ sửa đổi theo hướng vừa bảo đảm quản lý, vừa bảo đảm tính thị trường, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai và xin ý kiến rộng rãi trong thời gian tới.

Đối với đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC theo quy định của Nghị định 24, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, dù thương hiệu vàng SJC hay có nhiều thương hiệu vàng khác nhưng mục tiêu cuối cùng cần là phải ổn định thị trường vàng miếng, bảo đảm quyền lợi của 100 triệu dân. Quyền lợi của nhóm doanh nghiệp kinh doanh vàng rất nhỏ, Nhà nước không bảo hộ giá cả vàng miếng, song luôn tôn trọng quyền mua bán, bảo quản, cất trữ vàng của người dân.

Tại họp báo, ông Đào Xuân Tuấn - Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định, đây là thời điểm phù hợp để đánh giá lại mục tiêu và chính sách quản lý thị trường vàng. Nghị định 24 giúp ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ điều hành tỷ giá và chính sách tiền tệ. Thực tế cho thấy, hơn chục năm qua, dù giá vàng tăng giảm thất thường song tỷ giá vẫn ổn định, mọi hoạt động của ngành ngân hàng cũng không còn bị ảnh hưởng bởi thị trường vàng.

Bên cạnh đó, ông Tuấn cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã tham khảo ý kiến các chuyên gia, hiệp hội, bộ, ngành và đã được Chính phủ giao ngay trong tháng 1.2024 có báo cáo tổng kết đánh giá chính sách quản lý thị trường vàng và trình Chính phủ định hướng, phê duyệt chủ trương thay đổi chính sách phù hợp tình hình mới.

Phó thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết thêm, mục tiêu của Nghị định 24 là chống vàng hóa nền kinh tế, không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Nhưng việc sửa Nghị định 24 là cần thiết, vì Nghị định này đã ra đời cách đây 11 năm, có vai trò lịch sử nhất định song điều kiện kinh tế xã hội cũng đã thay đổi.

Chỉ trong một tháng cuối năm, giá vàng miếng SJC đã tăng tới 8-9%. Ngày 26.12.2023, dù giá thế giới biến động nhẹ, mỗi lượng vàng miếng SJC tăng tới 4 triệu đồng, lập đỉnh trên 80 triệu đồng một lượng. Tuy nhiên mức kỷ lục này không giữ được lâu, giá vàng miếng sau đó lao dốc, đặc biệt sau công điện của Thủ tướng yêu cầu điều hành giá vàng trong nước sát thế giới.

Thủ tướng cũng giao Ngân hàng Nhà nước đánh giá tổng thể, toàn diện về tình hình thị trường vàng trong nước và công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng, bao gồm cả các nội dung về sản xuất, kinh doanh vàng miếng, vàng thương hiệu SJC, vàng trang sức... Rà soát khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng miếng, vàng trang sức..., đồng thời tổng kết thực hiện Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời đề xuất cấp thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công cụ quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, phát triển thị trường minh bạch, lành mạnh, hiệu quả và bền vững, hoàn thành trong tháng 1.2024.

Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã sẵn sàng để triển khai phương án can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua việc tăng cung vàng miếng SJC ra thị trường. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đang tổng kết, đánh giá việc triển khai Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Trong đó sẽ đề xuất giải pháp quản lý thị trường vàng phù hợp.

Bài liên quan
Giá vàng lập đỉnh mới, vượt 76 triệu đồng/lượng
Đầu giờ sáng nay (22.12), giá vàng tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục trước đó, thiết lập đỉnh mới khi vượt lên ngưỡng 76,3 triệu đồng/lượng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà nước không khuyến khích kinh doanh vàng miếng, không bảo hộ giá vàng