Cuộc đối đầu của kinh tế Nhật Bản với nạn suy giảm tăng trưởng ở thời điểm hiện tại mới là điều đáng chú ý, vì nếu thành công nó sẽ cung cấp một giải pháp hữu hiệu cho tất cả những nền kinh tế đang bị suy giảm tăng trưởng đe dọa, kể cả Anh lẫn EU. Nhưng, để giải được bài toán dường như bất khả thi đó, đâu là giải pháp cho nền kinh tế Nhật Bản?

Nhật Bản: Abenomics và giải pháp 'tiền trực thăng'

Nhàn Đàm | 27/07/2016, 11:36

Cuộc đối đầu của kinh tế Nhật Bản với nạn suy giảm tăng trưởng ở thời điểm hiện tại mới là điều đáng chú ý, vì nếu thành công nó sẽ cung cấp một giải pháp hữu hiệu cho tất cả những nền kinh tế đang bị suy giảm tăng trưởng đe dọa, kể cả Anh lẫn EU. Nhưng, để giải được bài toán dường như bất khả thi đó, đâu là giải pháp cho nền kinh tế Nhật Bản?

Nếu đặt câu hỏi rằng, ở thời điểm hiện tại sự kiện nào đáng chú ý nhất trong nền kinh tế thế giới, thì câu trả lời phải là điều đang sắp diễn ra trong nền kinh tế Nhật Bản. Sự chia tách giữa nước Anh và Liên minh châu Âu (EU) – Brexit – có thể là sự kiện tác động lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới trong năm 2016, nhưng xét về bản chất, Brexit không quan trọng bằng nỗ lực cải cách kinh tế đang diễn ra ở Nhật Bản. Brexit có thể sẽ khiến kinh tế Anh và EU suy giảm một chút trong 1-2 năm, và gián tiếp tác động tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng rồi tất cả cũng sẽ hồi phục trở lại như một vết thương lên da non.

Nhật Bản đang đứng ở một thời điểm lịch sử, cuộc bầu cử Thượng viện với chiến thắng vang dội cho liên minh cầm quyền của đảng LDP đang đem lại một cơ hội không thể tốt hơn để Thủ tướng Shinzo Abe điều chỉnh Hiến pháp để tái vũ trang quân đội, và nhất là một cơ hội không thể tốt hơn để hoàn tất cuộc cải cách kinh tế mang tên Abenomics do ông khởi xướng cách đây 3 năm. Nhưngthách thức lớn nhất đặt ra cho chính phủ Nhật Bản hiện tại làcần phải làm gì để hoàn tất cuộc cải cách kinh tế Abenomics đó, khi tất cả các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng trước đó đã thất bại?

Một thực tế không dễ chấp nhận với chính phủ Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abelàtất cả các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và chống giảm phát trong suốt 3 năm qua đã gần như đều thất bại. Dù đã liên tiếp thực hiện hai giải pháp đồng thời là nới lỏng tiền tệ và hạ tỷ giá đồng yen trong suốt 3 năm qua, thì mục tiêu tăng trưởng lạm phát 2% của chính phủ Nhật và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đều đã không đạt được. Tổng số tiền mà Tokyo bơm vào nền kinh tế Nhật trong suốt 3 năm qua đã lên tới 80.000 tỉyen (khoảng gần 1.000 tỉUSD) nhưng rốt cuộc vẫn chưa thể khiến lạm phát đạt mức 2%. Chính vì thế, kể cả khi Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố về một gói kích thích kinh tế mới trị giá 20.000 tỉyen (tương đương 188 tỉUSD) ngay sau khi giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Thượng viện vừa qua, lớn hơn nhiều so với mức dự tính trước đó của Bộ Tài chính là khoảng 250 tỉyen, thì kết quả đạt được cũng đang bị đặt rất nhiều dấu hỏi. Một thực tế khá rõ ràng trong suốt 3 năm qua ở nền kinh tế Nhật Bản làhiệu quả của các gói kích thích kinh tế luôn bị giới hạn dù quy mô lớn đến đâu chăng nữa.

Kể cả chính sách được xem là tiêu cực nhất, và được cả Thống đốc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi và Chủ tịch FED Janet Yellen gọi là giải pháp cuối cùng để cứu vãn tăng trưởng, là tiến hành biện pháp đưa lãi suất về âm, thì nó cũng tỏ ra vô dụng với kinh tế Nhật Bản. Dù chưa chính thức thừa nhận, nhưng có lẽ Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda đã nhận ra rằng, chính sách lãi suất âm đã thất bại. Không những không thể kéo lạm phát lên mức kỳ vọng 2%, mà ngay cả mục tiêu cơ bản nhất của chính sách lãi suất âm là buộc người dân rút tiền ra khỏi ngân hàng cũng đã không thể thực hiện được.

Theo thống kê, kể từ khi BOJ tiến hành chính sách lãi suất âmthì tổng số tài khoản gửi ngân hàng ở Nhật Bản đã tăng thêm 20%. Nó cho thấy nền kinh tế và đặc biệt là người dân Nhật đã tuyệt vọng đến mức, thà họ đem tiền gửi vào ngân hàng để nhìn nó ngày một giảm dần, còn hơn là rút ra khỏi ngân hàng để rồi không biết phải làm gì với chúng. Nói cách khác, ở thời điểm hiện tại, gần như một giải pháp tài chính chính thống có thể cứu vãn tăng trưởng kinh tế đều đã được Nhật Bản tiến hành, và đều đã không thành công.

Đó là lý do vì sao những tiếng nói kêu gọi Nhật Bản áp dụng chính sách “tiền trực thăng” đang ngày càng nhiều hơn trên khắp thế giới. Được đề xuất bởi nhà kinh tế học Milton Friedman vào năm 1969, trong đó chủ trương thay vì phát hành trái phiếu, các ngân hàng trung ương sẽ in tiền và tài trợ trực tiếp cho chính phủ để bơm vào nền kinh tế thông qua cắt giảm thuế, các chương trình chi tiêu và đầu tư công, và nhất là chuyển thẳng cho người dân. Lý thuyết “tiền trực thăng” này dự đoán rằng, những biện pháp này sẽ thúc đẩy tiêu dùng của người dân thông qua các khoản tiền được chuyển thẳng từ chính phủ, nó cũng sẽ tăng tiêu dùng xã hội thông qua các dự án chi tiêu và đầu tư công do chính phủ thực hiện. Đây có thể xem như giải pháp cuối cùng cho các chính phủ trong cuộc chiến chống lại suy giảm tăng trưởng và giảm phát.

Về lý thuyết, “tiền trực thăng” bị các nhà kinh tế và các thống đốc ngân hàng trung ương coi là giải pháp phi chính thốngvà tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Hầu hết các thống đốc ngân hàng trung ương trên thế giới đều coi đó là một giải pháp phi thực tế, khi đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một lý thuyết nào chứng minh được “tiền trực thăng” có thể thực sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chưa kể, nó còn tiềm ẩn những nguy cơ rất rõ rệt, mà điển hình là lạm phát. Việc ngân hàng trung ương in tiền quy mô lớn và tài trợ trực tiếp cho chính phủ thông qua các dự án chi tiêu và đầu tư công, cũng như chuyển khoản thẳng cho người dân chi tiêu, có thể khiến cho lạm phát tăng chóng mặt và có thể mất kiểm soát, có thể đẩy nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nói cách khác, biện pháp “tiền trực thăng” chưa chắc đã đem lại hiệu quả, trong khi chắc chắn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng với nền kinh tế.

Bản thân Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda đã không dưới một lần tuyên bố bác bỏ việc sử dụng “tiền trực thăng”, coi đó là một hành động vi phạm pháp luật Nhật Bản. Tuy nhiên, khi mà sức ép thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhật đã đẩy ông Kuroda vào chân tườngvà tất cả các giải pháp chính thống khác đã vô tác dụng, thì việc thử nghiệm “tiền trực thăng” ở một mức độ vừa phải cũng không phải là một ý tồi. Thử nghiệm “tiền trực thăng” ở một mức vừa phải có thể không tạo ra nguy cơ về lạm phát, trong khi vẫn có thể đo đếm được hiệu quả mà nó có thể tạo ra trong thực tế. Nền kinh tế Nhật hiện đã ở chân tường trong cuộc chiến chống suy giảm tăng trưởngmà khi đó thì không còn nhiều thời gian để lựa chọn giải pháp nữa.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản: Abenomics và giải pháp 'tiền trực thăng'