Chính phủ Nhật Bản đang đối mặt với con số kỷ lục về số đơn yêu cầu bồi thường liên quan đến tình trạng tử vong do làm việc quá sức, hay còn gọi là karoshi.

Nhật Bản báo động nạn chết vì làm việc quá sức

Hà Giang | 03/04/2016, 16:48

Chính phủ Nhật Bản đang đối mặt với con số kỷ lục về số đơn yêu cầu bồi thường liên quan đến tình trạng tử vong do làm việc quá sức, hay còn gọi là karoshi.

“Karoshi” là từ dùng để gọi những người làm việc quá sức dẫn đến tử vong tại các công ty Nhật Bản, thường xảy ra với nhân viên trẻ tuổi hoặcphụ nữ. Nhu cầu lao động tăng, với 1,28 việc làm cho một người xin việc là mức cao nhất kể từ năm 1991, buộc chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe phải nới lỏng những quy định trong luật lao động. Tuy nhiên, điều này đã tạo ra kẽhở cho các doanh nghiệp Nhật Bản ép buộc nhân viên làm việc quá sức.

Theo số liệu của Bộ Lao động Nhật Bản, yêu cầu bồi thường cho karoshi tăng lên mức kỷ lục với 1.456 đơn trong năm 2015, tập trung vào các lĩnh vực y tế, dịch vụ xã hội, vận chuyển và xây dựng. ÔngHiroshi Kawahito, Tổng thư kýHiệp hội Bảo vệ các nạn nhân karoshi, cho biết con số thực tế còn cao hơn gấp 10 lần, và chính phủ không muốn xác nhận những trường hợp này.

Ông Kawahito nhận định: “Mặc dù chính phủ tổ chức rất nhiều hội nghị về karoshi, nhưng tất cả chỉ nhằm vào mục đích tuyên truyền. Biện pháp đơn giản và thực tế nhất là giảm giờ làm, nhưng chính phủ dường như không thực hiện”.

Ngoài ra, ông Kawahito cũng nói rằng 95% trường hợp tử vong do làm việc quá sức trước đây là đàn ông trung niên, nhưng hiện có khoảng 20% là phụ nữ.

Nhật Bản không có giới hạn pháp luật về số giờ làm việc,nhưng Bộ Lao động nước này hiện ghi nhận hai trường hợp karoshi: Tử vong do bệnh tim mạch liên quan đến làm việc quá sức và tự tử khi đối mặt với những căng thẳng trong công việc. Một ca tử vong do bệnh tim mạch được coi là karoshi nếu nhân viên đó làm thêm hơn 100 giờ trong tháng trước đó, hay 80 giờ làm thêm/thángtrong hai tháng liên tục.

Trong khi đó, một ca tự tử được xác nhận là karoshi khi nhân viên có số giờ làm thêm hơn 160 giờ trong một tháng, hay hơn 100 giờ làm thêm/thángtrong 3 tháng liên tục. Theo Bộ Lao động Nhật Bản, số người tự tử tăng 45% trong 4 năm qua trong độ tuổi dưới 29, và tăng 39% trong số nạn nhân karoshi nữ.

Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng khi lực lượng lao động của Nhật Bản được chia thành 2 loại khác biệt: nhân viên chính thức và có hợp đồng tạm thời. Những người làm việc tạm thời phần lớn là phụ nữ và người trẻ tuổi. Năm 2015, nhân viên làm việc không thường xuyên chiếm 38% trong lực lượng lao động, tăng từ 20% vào năm 1990.

Các doanh nghiệp Nhật Bản đã tận dụng lực lượng lao động không chính thức trong nhiều hoạt động với nhiều giờ làm việc, đôi khi là qua đêm, cuối tuần hay làm tăng ca không lương. Mặc dù vậy, những người trẻ vẫn chấp nhận do thiếu kinh nghiệm, trong khi phụ nữ sau khi sinh con rất khó tìm được một công việc lâu dài. Điều này khiến tình trạng karoshi trong 2 thành phần lao động này tăng cao trong thời gian gần đây.

Hàn Giang (theo International Business Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Năm nay sẽ có 5 - 7 cơn bão đổ vào đất liền
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động làm gia tăng tính cực đoan của thời tiết nên năm 2024 dự báo sẽ có diễn biến thiên tai phức tạp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản báo động nạn chết vì làm việc quá sức