Theo Nikkei Asian Review, Đại học tổng hợp Tokyo, một trường đại học hàng đầu tại Nhật Bản cùng với các dược phẩm và các công ty công nghệ thông tin đang khởi động một chương trình đào tạo để cho ra trường các chuyên gia về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Các tiến sĩ tương lai về trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra các thuật toán để tăng tốc sự phát triển các loại thuốc mới.

Nhật Bản đào tạo chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phát triển ngành dược phẩm

Vũ Trung Hương | 11/07/2017, 15:47

Theo Nikkei Asian Review, Đại học tổng hợp Tokyo, một trường đại học hàng đầu tại Nhật Bản cùng với các dược phẩm và các công ty công nghệ thông tin đang khởi động một chương trình đào tạo để cho ra trường các chuyên gia về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Các tiến sĩ tương lai về trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra các thuật toán để tăng tốc sự phát triển các loại thuốc mới.

Chương trình này có sự tham gia của các công ty như Fujifilm, Kyowa Hakko Kirin, Chugai Pharmaceutical và Ono Pharmaceutical. Các doanh nghiệp đang hy vọng rằng việc làm này sẽ giúp đào tạo được các chuyên gia trong lĩnh vực thuật toán máy tính để xử lý một khối lượng lớn dữ liệu di truyền. Điều này là cần thiết để đẩy nhanh sự ra đời một thế hệ các loại thuốc mới và các phương pháp chẩn đoán mới. Khóa đào tạo tiến sĩ về trí tuệ nhân tạo sẽ kéo dài trong ba năm.

Tổng cộng có 20-30 người trong số sinh viên tốt nghiệp đại học, chuyên về lĩnh vực dược phẩm hoặc công nghệ tin học sẽ được đào tạo về bộ môn mới. Các chuyên gia của các công ty dược phẩm cũng có thể tham gia học. Các chương trình đào tạo sẽ tập trung vào việc thu thập kiến ​​thức thực tiễn trong quá trình xử lý dữ liệu mà các phòng thí nghiệm y sinh hàng đầu tại Nhật Bản thu thập được.

Phát triển của các loại thuốc mới có hiệu quả cao là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Theo thống kê, trong số 20.000-30.000 công thức hóa học mà các dược sĩ phát triển thì chỉ có vỏn vẹn 1 công thức là vượt qua được tất cả các giai đoạn thử nghiệm và được đưa ra thị trường. Việc áp dụng rộng rãi công nghệ đào tạo máy trong ngành công nghiệp dược phẩm có thể giúp cải thiện tình hình.

Tuy nhiên, Nhật Bản đang thiếu hụt nghiêm trọng cán bộ trong việc phân tích những khối dữ liệu lớn. Để so sánh: ở Mỹ có khoảng 20.000 chuyên gia phân tích trong khi Nhật Bản chỉ có 3.000 và trong số đó cũng chỉ có khoảng một trăm người thành thạo các vấn đề của y học.

Mới đây 'gã khổng lồ' dược phẩm GlaxoSmithKline đã ký kết với Công ty Exscientia, một trong những nhà phát triển trí tuệ nhân tạo, một thỏa thuậnnhằm tạo ra các thuật toán cho phép thúc đẩy sự phát triển các loại thuốc mới.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản đào tạo chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phát triển ngành dược phẩm