Hiện nay, phong trào khởi nghiệp đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, nhất là ở nhóm sinh viên đến từ các trường đại học. Với niềm đam mê, nhiều sinh viên mong muốn có thể khởi nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công, sinh viên cần rất nhiều điều kiện.

Đừng vội vã khởi nghiệp khi chưa học hành tới nơi tới chốn

Phan Diệu | 11/07/2017, 12:22

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, nhất là ở nhóm sinh viên đến từ các trường đại học. Với niềm đam mê, nhiều sinh viên mong muốn có thể khởi nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công, sinh viên cần rất nhiều điều kiện.

Muốn khởi nghiệp, phải học tập trước

Hiện nay, nhiều bạn sinh viên khởi nghiệp rất hứng thú làm giàu. Trên các diễn đàn khởi nghiệp hay những buổi hội thảo về khởi nghiệp, nhiều sinh viên đã trao đổi và chia sẻ những ý tưởng ấp ủ làm giàu của bản thân.

Tuy nhiên, một số bạn mải miết kinh doanh, quên mất cả nhiệm vụ chính của mình là học, thậm chí có bạn sẵn sàng bỏ họ để chạy theo đam mê làm giàu với tư tưởng bản thân sắp được đổi đời nhanh chóng.

Tại một hội thảo dành cho sinh viên khởi nghiệp do Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP.HCM (BSSC) phối hợp tổ chức mớidiễn ra gần đây tại TP.HCM, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng đây là lý do trên thực tế có đến 90% các doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại. Điều này cho thấy khởi nghiệp là một quá trình dài hơi đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần kiên trì bền bỉ.

Vì vậy, chỉ có học mới giúp con người ta mở mang tầm nhìn, tư duy sâu rộng để bắt đầu khởi nghiệp. Quãng đời sinh viên là lúc các bạn trẻ cần phải trau dồi kiến thức nền móng, kiến thức xã hội để bổ sung cho lượng. Khi lượng đã đủ tầm tự nhiên sẽ sinh ra chất mới và đó là lúc tới tầm để bạn khởi nghiệp kinh doanh cho mình.

Một diễn giảnói rằng ngày còn ngồi trên ghế giảng đường, sinh viên nên mạnh dạn hơn, giao tiếp tốt hơn thì mới có nhiều cơ hội hơn… Điều quan trọng là các bạn phải giỏi ngoại ngữ, bởi nếu không có ngoại ngữ các bạn sẽ vấp phải rào cản trong hội nhập. Ngoàitiếng Anh, sinh viên cũng cần phải biết thêm một ngoại ngữ nữa.

Ngoài ra, một yếu tố sống còn để giúp bạn khởi nghiệp thành công, đó là vấn đề tài chính. Bởi lẽ, dù có vẽ lên chương trình gì, đề tài gì nhưng nếu không có tài chính thì cũng khó mà có thể thành công được. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng khi khởi nghiệp, phải tính được bài toán thực tế,chi phí, hoàn thành như thế nào để có khả năng thành công nhất.

Trong trường hợp không có cơ hội về tài chính, ngoại ngữ; các bạn trẻ muốn khởi nghiệp không thế gấp gáp mà học tất cả những thứ này trong một thời gian ngắn được, mà hãy phát triển những kỹ năng gì mà chính bản thân ta cảm thấy yêu thích. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng để quyết định thành công.

“Hết năm thứ hai, các bạn phải xác định rõ ràng là sau khi ra trường, mình sẽ làm việc gì? Nhưng điều căn bản là chúng ta vẫn phải học, phải cố gắng hết sức. Nếu chúng ta giỏi ngành này thì bước qua ngành khác cũng dễ dàng thành công. Tập cho mình làm cái gì là phải làm hết sức, làm đến nơi, đến chốn”, một lãnh đạo chia sẻ.

Cần nắm bắt cơ hội

Theo nhiều chuyên gia, thời điểm hiện nay, các bạn sinh viên đã có cơ hội và chính sách về khởi nghiệp tốt. Thế nhưng, để có cơ hội, sinh viên phải mạnh dạn “gõ cửa” bởi cơ hội cho mỗi người không phải từ trên trời rơi xuống. Muốn thành công, phải biết nắm bắt nó.

Hiện nay, các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia hầu hết đều đã có mặt, có văn phòng đại diện ở Việt Nam. Đây là một điều rất thuận lợi cho các bạn sinh viên Việt Nam muốn khởi nghiệp.

Vì vậy, sinh viên cần mạnh dạn tìm tòi, xây dựng đề án, đề tài và mang đến các công ty này, họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ tài chính nếu đề án khả thi. Đây là cơ hội để các bạn sinh viên khởi nghiệp thành công với đề án của riêng mình.

Trong khi đó, bàn đến thất bại khi khởi nghiệp, một doanh nhân nói rằng không ai có thể hoàn toàn thành công, nhưng điều quan trọng là sau thất bại, các bạn sẽ nhìn nhận việc thất bại đó như thế nào. Vì điều đó, sinh viên cần phải trau dồi và học hỏi nhiều kinh nghiệm để khi thất bại thì vẫn có suy nghĩ tích cực để đeo đuổi mục tiêu.

Ngoài ra, để tránh thất bại khi khởi nghiệp, các bạn trẻ nên vào một công ty nhỏ, chính môi trường này sẽ giúp sinh viên học được nhiều thứ. Nếu may mắn có một người sếp tốt, hãy cố gắng học hỏi, đó là những kinh nghiệm vô cùng quý báu mà đôi khi tiền bạc cũng khó có thể mua được.

Bà Trương Lý Hoàng Phi - Giám đốc điều hành Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP.HCM (BSSC) cũng cho rằng khi khởi nghiệp, sinh viên cũng cần phải có kiến thức trong ngành nghề mình khởi nghiệp và phải có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực đó.

Đặc biệt là phải có kiến thức, kinh nghiệm và mối quan hệ. Mối quan hệ ở đây là mối quan hệ trong chuyên môn, nó có thể giúp đỡ được cho mình, để có đầy đủ nguồn thông tin từ họ. Đó là những thông tin có tính dự báo, nhận định về xu hướng của thị trường để triển khai mô hình kinh doanh của mình cho phù hợp.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đừng vội vã khởi nghiệp khi chưa học hành tới nơi tới chốn