Hãng tin Reuters ngày 29.1 dẫn lời Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7, rằng Mỹ sẽ  hoan nghênh việc Nhật Bản giúpMỹ bay tuần tra không phận Biển Đông.   

Nhật Bản giúp Mỹ bay tuần tra không phận Biển Đông?

Một Thế Giới | 30/01/2015, 16:17

Hãng tin Reuters ngày 29.1 dẫn lời Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7, rằng Mỹ sẽ  hoan nghênh việc Nhật Bản giúpMỹ bay tuần tra không phận Biển Đông.   

Đô đốc Thomas là quan chức cấp cao của hải quân Mỹ tại châu Á, nói:

“Tôi nghĩ các nước đồng minh, đối tác và bạn bè trong khu vực đều sẽ ngày càng kỳ vọng Nhật trở thành một lực lượng tạo được sự ổn định cho khu vực.

Nói thẳng ra là tại biển Đông, đội tàu cá, tàu tuần duyên và tàu hải quân Trung Quốc áp đảo các quốc gia láng giềng. 

 Tôi nghĩ việc hải quân Cục phòng vệ Nhật (JDSF) hoạt động ở Biển Đông là điều hợp lý trong thời gian tới”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc (TQ) chưa có bình luận gì về lời của đô đốc Thomas.  Việc Mỹ hiện diện ở Đông Nam Á nằm trong chủ trương “xoay trục về Đông châu Á” của chính phủ Tổng thống Mỹ Barack Obama, vốn đề nghị hỗ trợ quân sự cho các đồng minh của Mỹ trong khu vực.  

Khả năng Nhật giúp Mỹ bay tuần tra không phận Biển Đôngcó lẽ đã được cụ thể bằng việc Nhật đưa vào sử dụng một mẫu máy bay tuần tra biển mới, chiếc P-1, với tầm hoạt động lên đến 8.000 km.

Reuters nhận định phạm vi này rộng gấp đôi so với tầm hoạt động của các loại máy bay thông thường, cho phép Nhật mở rộng hoạt động tuần tra vào sâu bên trong biển Đông.

Grant Newsham, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản và là một cựu sĩ quan thủy quân lục chiến Mỹ, nhận xét:

Việc điều động máy bay tuần tra ra biển Đông sẽ cho phép Nhật thắt chặt quan hệ quốc phòng với những quốc gia đang có tranh chấp trên biển với TQ.

Tuy nhiên, dù các đồng minh trong khu vực đề nghị hỗ trợ, Nhật chưa bao giờ tỏ ý định tham gia tuần tra Biển Đông, theo Insider Business Times.

Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Nhật từ chối bình luận về những thay đổi trong kế hoạch hợp tác Nhật-Mỹ.

Hiện máy bay tuần tra Nhật chỉ hoạt động tại biển Hoa Đông, nơi Tokyo có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku / Điếu Ngư với Bắc Kinh.

Cùng ngày 29.1, Reuters đưa tin: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh bắt đầu chuyến thăm Philippines 3 ngày để lập quan hệ thân cận hơn, khi TQ gia tăng hoạt động trong vùng tranh chấp trên Biển Đông, gây căng thẳng ở điểm nóng tiềm năng này.

Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario nói hai bên đàm phán để xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, củng cố quan hệ an ninh, thương mại và văn hóa. Ông nói mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam là mối quan hệ đối tác chiến lược thứ ba của Philippines, sau Mỹ và Nhật.

Mối quan hệ này sẽ là các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai lực lượng quân sự, thông qua các cuộc tuần tra biển chung, tập trận và huấn luyện chung.     

TQ đã tuyên bố độc chiếm chủ quyền Biển Đông giàu tài nguyên dầu khí và cá, dẫn đến tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan trên tuyến hàng hải trị giá 5 ngàn tỷ USD/ năm này.  

Trong quá khứ, TQ dựa vào các mẫu vật văn hóa như bản đồ, sách giáo khoa để đòi chủ quyền.

Gần đây, TQ bắt đầu xây đảo nhân tạo dài 3.000 và rộng 300 m trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s Defense, hình ảnh vệ tinh chụp đảo nhân tạo này cho thấy việc xây một đường băng hạ cánh máy bay.

Một căn cứ không quân TQ ở Biển Đông sẽ giúp TQ cải thiện khâu giám sát và cũng làm chứngcứ về chủ quyền của họ. 
Bảo Vĩnh (theo Reuters, Insider Business Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hà Nội: Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
11 phút trước Theo dòng thời sự
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024), TP.Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thể hiện sự biết ơn với thế hệ cha ông đã hi sinh vì dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản giúp Mỹ bay tuần tra không phận Biển Đông?