Nhiệt độ bề mặt đại dương đang cao ở mức kỷ lục. Nhiệt độ bắt đầu tăng vào giữa tháng 3 và tăng vọt trong tháng 4 khiến các nhà khoa học phải gấp rút tìm ra lý do vì sao xảy ra hiện tượng này.

Nhiệt độ đại dương đang tăng cao ở mức báo động

Đan Thuỳ | 07/05/2023, 09:20

Nhiệt độ bề mặt đại dương đang cao ở mức kỷ lục. Nhiệt độ bắt đầu tăng vào giữa tháng 3 và tăng vọt trong tháng 4 khiến các nhà khoa học phải gấp rút tìm ra lý do vì sao xảy ra hiện tượng này.

Mặc dù nhiệt độ hiện tại đã giảm so với mức cao nhất vào tháng 4 nhưng vẫn đang cao hơn mức chưa từng được ghi nhận vào cùng thời điểm này trong năm. 

"Thật đáng chú ý. Mặc dù vẫn là dữ liệu sơ bộ nhưng đây là một cột mốc quan trọng", Gregory C. Johnson, nhà hải dương học tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (Mỹ) cho biết. 

"Với mức nhiệt này đủ để làm ấm một khối lượng nước khổng lồ. Đó là một nguồn năng lượng lớn", Matthew England, Giáo sư về động lực học đại dương và khí hậu tại Đại học New South Wales (Úc) nói. 

anh-man-hinh-2023-05-07-luc-08.00.35.png
Một thợ lặn quan sát các rạn san hô của Quần đảo Society ở Polynesia thuộc Pháp, nơi xảy ra hiện tượng tẩy trắng lớn ở san hô - Ảnh: Getty Images

Ông Gregory cho biết vẫn chưa xác định được nguyên nhân nhiệt độ tăng nhanh chóng song một số nhà khoa học lại ngại những kỷ lục mới có thể đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng đáng báo động. Nhiều người khác lại cho rằng nhiệt độ phá kỷ lục luôn đáng lo ngại song thế giới cũng đã dự đoán trước được phần nào cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra.

Song tất cả đều đồng ý rằng hậu quả của xu hướng này là rất đáng lo ngại. Các đại dương ấm lên có thể tẩy trắng san hô, giết chết sinh vật biển, làm tăng mực nước biển dâng và làm cho đại dương kém hiệu quả hơn trong việc hấp thụ các khí ô nhiễm làm hành tinh nóng lên. 

Một nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đại dương ấm lên là do hiện tượng El Nino, một biến động khí hậu tự nhiên có liên quan đến sự nóng lên ở vùng nhiệt đới trung tâm và phía Đông Thái Bình Dương, có tác động làm nóng toàn cầu. 

Từ khi hiện tượng La Nina kéo dài 3 năm kết thúc vào tháng 3 vừa qua, nhiệt độ đại dương đang tăng trở lại rất nhiều ngay cả trước thời điểm hiện tượng El Nino xuất hiện. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ngày 3.5 cho biết khoảng 80% khả năng hiện tượng El Nino sẽ hình thành từ tháng 7 - tháng 9. Nhưng một điều khiến các nhà khoa học lo ngại là nhiệt độ đã tăng lên rất nhiều trước khi hiện tượng này đến. 

Một số người lo ngại điều này cho thấy biến đổi khí hậu có thể đang tiến triển theo cách mà các mô hình khí hậu chưa dự đoán được.

Năm 2022 là năm thứ 4 liên tiếp ghi nhận mức độ nóng kỷ lục ở các đại dương. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 cho thấy sức nóng trong hệ thống khí hậu đang gia tăng, báo hiệu tin xấu cho các đại dương. Nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng tốc độ thay đổi lượng nhiệt mà Trái đất tích lũy đã tăng hơn gấp đôi trong hai thập kỷ qua và phần lớn lượng nhiệt đó đã hấp thụ vào đại dương. 

Karina von Schuckmann, nhà hải dương học tại Mercator Ocean International (Pháp) và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Việc hiểu rõ điều này là rất cần thiết bởi nếu nó là một phần của xu hướng dài hạn thì điều này thực sự rất đáng lo ngại". 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiệt độ đại dương đang tăng cao ở mức báo động