Khi các nhà lãnh đạo Taliban nói với truyền thông quốc tế rằng “không muốn phụ nữ trở thành nạn nhân”, nhưng thực tế mọi thứ lại vô cùng tàn khốc.

Nhiều câu hỏi cho số phận của phụ nữ và trẻ em gái dưới sự cai trị của Taliban

Đan Thuỳ | 23/08/2021, 17:16

Khi các nhà lãnh đạo Taliban nói với truyền thông quốc tế rằng “không muốn phụ nữ trở thành nạn nhân”, nhưng thực tế mọi thứ lại vô cùng tàn khốc.

“Chúng ta có nên tin khi họ nói ‘Sẽ ổn thôi, đây là Taliban 2.0, chúng tôi đã thay đổi’, hay chúng ta buộc phải chịu đựng dưới sự áp đặt của họ”, Sanam Naraghi Anderlini, người sáng lập, Giám đốc điều hành Hiệp hội Dân sự Action Network International (ICAN), Giám đốc Trung tâm Phụ nữ, Hòa bình và An ninh tại Trường Kinh tế London chia sẻ.

Anderlini, người đứng đầu Liên minh Phụ nữ Lãnh đạo An ninh (WASL) của ICAN cho biết mối quan tâm lớn là điều gì sẽ xảy ra khi một phần lớn cộng đồng quốc tế rời khỏi Afghanistan. “Một khi các nhà ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ quốc tế rời đi thì mọi thứ sẽ đóng sầm lại. Có Chúa mới biết chúng ta sẽ phải chịu đựng những gì”, bà nói.

Trẻ em gái còn được đi học?

Phát ngôn viên của Taliban, Suhail Shaheen cho biết dưới sự cai trị của họ, các bé gái sẽ được phép đi học. “Các trường học sẽ mở cửa, trẻ em gái và phụ nữ sẽ được đến trường để đi học và giảng dạy”.

Nhưng những câu chuyện từ người dân địa phương lại cho thấy mọi thứ hoàn toàn khác. Homeira Quadeiri, nhà văn thường xuyên hoạt động vì quyền phụ nữ tại Kabul nói với CNN rằng người dân nghi ngờ những điều Taliban nói là dối trá khi đã từng cấm trẻ em và phụ nữ đi học dưới thời còn nắm quyền từ năm 1996 -2001.

Giáo dục đã trở nên phổ biến hơn nhiều trong hai thập kỷ qua tại Afghanistan và một số chuyên gia nghi ngờ rằng liệu Taliban có thể áp đặt lệnh cấm giáo dục trên toàn quốc đối với trẻ em gái như những năm 1990 hay không.

ttxvntaliban8.jpeg

Một cách khác mà Taliban có thể hạn chế quyền tiếp cận giáo dục trẻ em gái là phạt tiền các gia đình để con gái họ ra ngoài. “Đó là cách khác mà họ có thể áp đặt lệnh cấm mà không nhất thiết phải dùng tới bạo lực”, Anderlini nói.

Phụ nữ có được đi làm không?

Lần cuối cùng khi Taliban cầm quyền, phụ nữ đã bị cấm đi làm. Sau khi các chiến binh Hồi giáo bị tước bỏ quyền lực năm 2001, phụ nữ được tự do đi học và đi làm. Tính đến đầu năm 2021, 27% số ghế trong Quốc hội Afghanistan là do phụ nữ nắm giữ.

Nhưng khi Taliban và chính phủ Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn tổ chức các cuộc đàm phán hoà bình trong năm qua, nhiều người phụ nữ đi làm đã bị giết, gồm cả vụ sát hại ba nữ nhà báo hồi tháng 3 vừa qua.

Hồi đầu tháng 7, quân nổi dậy tiến vào văn phòng của Ngân hàng Azizi ở thành phố Kandahar, đã yêu cầu 9 phụ nữ đang làm việc tại đây phải rời đi. Các nữ giao dịch viên ngân hàng được cho biết rằng nam giới sẽ thế chỗ họ.

afghanistan-salon-lam-dep-cho-phu-nu-o-kabul-trc-khi-that-thu-trc-taliban-afp.jpeg

Giờ đây, với việc Taliban lên nắm quyền kiểm soát đất nước, nhiều phụ nữ có việc làm tỏ ra vô cùng lo lắng sẽ bị trừng phạt hoặc thậm chí bị giết chết. Những người này gồm cả nữ thị trưởng đầu tiên của Afghanistan, Zarifa Ghafari: “Tôi đang ngồi đây chờ họ đến. Không có ai giúp đỡ tôi và gia đình. Họ sẽ tìm đến những người như tôi và giết. Tôi không thể rời bỏ gia đình”, bà nói với tờ inews vào tuần trước.

Theo Wimpelmann, ở các thành phố lớn, Taliban có thể cho phụ nữ đi làm miễn là họ làm việc đó trong khuôn khổ Hồi giáo nhưng ở các tỉnh lẻ thì đó lại là một câu hỏi khác.

“Có khả năng là họ còn đặt ra thêm những khuôn khổ như đàn ông và phụ nữ không nên ở một mình với nhau hoặc không nên ở chung cùng một phòng, điều này sẽ loại phụ nữ ra khỏi rất nhiều vị trí”, Wimpelmann nói.

Các nhà báo nữ sẽ được xuất hiện trên truyền hình?

Một chiến binh Taliban cho biết các nhà báo nữ vẫn có thể hành nghề miễn là họ tuân thủ các quy tắc như đeo niqab (một loại đồ che mặt) và không giao tiếp với đàn ông lạ mặt.

Việc cấm các phóng viên nữ nói chuyện hoặc thậm chí ở cùng phòng với nam giới sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả. Còn hiện tại, một số nữ nhà báo vẫn đang được tiếp tục công việc của mình.

unnamed.jpeg

Một thông báo từ Giám đốc nhóm truyền thông, Saad Mohseni cho biết trên Twitter rằng hai nữ phóng viên của tổ chức tin tức TOLO của Afghanistan đã trở lại tác nghiệp trên đường phố Kabul vào sáng ngày 17.8. “Chúng tôi đã tiếp tục chương trình phát sóng của mình với nữ dẫn chương trình vào hôm nay”, một tweet khác từ người đứng đầu mảng tin tức của TOLO kèm bức ảnh về một nữ dẫn chương trình trên sóng truyền hình.

Nhưng một số nhà báo nữ nói với CNN rằng họ đã nhận được các cuộc gọi đe dọa từ Taliban với mức độ ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn. 

Một nữ nhà bảo nổi tiếng ở Kabul cho biết cô nhận được một cuộc gọi điện thông báo rằng “mọi thứ tồi tệ sẽ đến sớm” với sự nghiệp của các nữ phóng viên ở Afghanistan.

Phụ nữ sẽ phải mặc quần áo màu gì?

Anderlini cho biết trong những năm gần đây, phụ nữ Afghanistan “chỉ phải đeo khăn trùm đầu và để lộ tóc ra ngoài”. Điều này hoàn toàn trái ngược dưới thời Taliban nắm quyền. Khi đó, phụ nữ phải đối mặt với những hình phạt man rợ vì vi phạm quy tắc. Bị đánh vì “để lộ một chút da trên thân thể, bị đánh vì cố gắng đi học, bị ném đá đến chết nếu bị kết tội ngoại tình”. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế ghi nhận.

Tổ chức phi chính phủ nhân quyền nói “Phụ nữ về cơ bản là vô hình trong cuộc sống, họ bị giam cầm trong chính ngôi nhà của mình”.

Hôm 19.8, CNN đã nói chuyện với một phụ nữ đã đến trú ẩn tại thành phố Kabul cùng gia đình kể từ khi một tên lửa bắn trúng nhà của họ tại thành phố Kunduz, miền bắc Afghanistan. “Kunduz không phải là nơi để đến vào lúc này. Không nên ở đó. Tôi đã kết nối với nhiều đồng nghiệp cũ của mình hiện vẫn còn mắc kẹt tại Kunduz. Tất cả mọi người bao gồm cả phụ nữ không được ra khỏi nhà. Những người có việc làm đều sợ hãi ra ngoài. Mọi người lo sợ rằng Taliban sẽ ngăn họ lại và đe dọa tính mạng của họ”, phụ nữ này cho biết thêm.

Hiện vẫn chưa rõ mức độ hạn chế xung quanh việc ăn mặc của phụ nữ sẽ được thực hiện như thế nào dưới sự lãnh đạo của Taliban.

Ông Anderlini cho biết “Taliban có thể sẽ bắt phụ nữ mặc burqua (một loại áo dài của phụ nữ Afghanistan, có phần vải để trùm lên đầu, phía trước có một tấm lưới dày che mặt làm họ chỉ có thể nhìn từ trong ra ngoài) hay có sự một sự thoải mái nào khác không?”.

Trong bối cảnh Taliban tiếp quản, đã có nhiều người đổ xô mua burquas. Một chủ cửa hàng ở Kabul nói rằng khách hàng của anh phần lớn là nam giới. Họ đang sợ hãi và đi mua burquas cho vợ và con gái cũng như những người phụ nữ trong gia đình vì họ cảm thấy rằng từ giờ trở đi, đây có thể được coi là cách duy nhất mà những người phụ nữ được an toàn khi đi trên phố.

photo-0-1482976582329.jpeg

Bên cạnh đó, dưới sự cai trị của Taliban, phụ nữ bị cấm đi lại mà không có nam giới đi kèm. Ngay cả khi Taliban không áp đặt một chính sách như vậy ở cấp quốc gia thì “có rất nhiều cách khác để hạn chế phong trào của phụ nữ”, Wimpelmann nói.

Phụ nữ và trẻ em gái sẽ bị ép buộc trong hôn nhân?

Anderlini cho biết đã có báo cáo về việc “Taliban bắt các bé gái rời khỏi gia đình hoặc yêu cầu gia đình giao con gái của mình cho họ. Những cô gái tuổi vị thành niên về cơ bản sẽ bị cưỡng hôn”.

Cô giải thích rằng những sự cố này xảy ra trong thời gian Taliban tiếp quản thành phố Badakshan và Kandahar gần đây. Không rõ những vụ việc này diễn ra như thế nào nhưng có thể nó xảy ra bởi các phần tử “ragtag” của Taliban.

anh-chup-man-hinh-2021-08-23-luc-14.53.24.png

Anderlini nói rằng ban lãnh đạo có thể đang “đưa ra những thông điệp khác nhau” cho các chiến binh Taliban trong khi khẳng định trước các nhà báo quốc tế rằng “ Ôi không không, chúng tôi sẽ tôn trọng quyền của phụ nữ”. Nhưng thực mọi thứ lại diễn ra không đúng như vậy.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều câu hỏi cho số phận của phụ nữ và trẻ em gái dưới sự cai trị của Taliban