Dù đề án đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020 mới được ban hành, nhưng ngày 22.5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo thu hồi ngay đề án này.
Chia sẻ với phóng viên lý do vì sao thu hồi gấp đềán đổi mới thi THPT quốc gia, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định xét về tài chính Bộ thấy nhiều vấn đề được tích hợp từ nhiều nguồn liên quan có sự trùng lặp. Một số nội dung thiếu khả thi, một số khoản mục là chi phí gián tiếp chứ không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi. Do vậy, Bộ trưởng đã chỉ đạo thu hồi đề án để tiếp tục hoàn thiện.
"Bộ phận soạn thảo cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc xây dựng các đề án, dự án, đặc biệt là khi tính toán các nội dung về tài chính." - Bộ trưởng Nhạ cho hay.
Theo Bộ GD-ĐT, lý do để bộ xây dựng đề án này là để đảm bảo sự ổn định và làm cơ sở để tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2021 trở đi phù hợp với chương trình SGK mới. Đề án đổi mới này có tổng kinh phí cho 3 năm lên tới hơn 749 tỉđồng, trong đó năm 2018 sẽ chi 344 tỉđồng, năm 2019 chi 203 tỉđồng và năm 2020 số kinh phí là 201,6 tỉđồng.
Chia sẻ với phóng viên về kinh phí của dự án, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học cho biết việc thu hồi đề án với mức đầu tư khủng của Bộ GD-ĐT là hoàn toàn hợp lý. TS Lê Viết Khuyến cho rằng khi Bộ giải thích các nguồn kinh phí phải chi, trong đó có nguồn chi phí không nhỏ cho việc tổ chức thi thì đó là điều không hợp lý. "Là một cuộc thi quốc gia, Bộ dùng ngân sách quốc gia để làm đề thi là hợp lý, tuy nhiên việc tuyển sinh, tổ chức thi như thế nào lại là việc của các trường và các địa phương. Nếu có vấn đề gì xảy ra, chính địa phương đó phải chịu trách nhiệm, Tôi không hiểu tại sao Bộ lại tính dùng ngân sách nhà nước để tổ chức thi ở các địa phương. Như vậy chẳng phải rất tốn kém và cồng kềnh và đặc biệt là không cần thiết. Động thái của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trước những phản đối của các chuyên gia giáo dục, của các giáo viên và của dư luận xã hội chứng tỏ Bộ cũng đã tiếp thu, biết sửa đổi để hoàn thiện đề án một cách tốt hơn. Tôi mong rằng sau những đề án liên quan về tài chính Bộ cần đưa ra thảo luận một cách chặt chẽ hơn nữa" - TS Lê Viết Khuyến đưa ý kiến.
Một đại diện của ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cho biếthiện tại cũng cótrường giúp Bộ GD-ĐT về phần mềm tuyển sinh dựa trên thuật toán "chấp nhận trì hoãn" do chính GS Hà Huy Khoái - nguyên Viện trưởng Viện Toánxây dựng. Tại sao Bộ GD-ĐT không dùng thuật toán này mà lại phải chi tới hơn 43 tỉđồng cho việc tuyển sinh tại các trường ĐH, CĐ trên cả nước? "Phần mềm này được chính Trường ĐH Thăng Long đề xuất, họ cũng đề xuất chạy thử với dữ liệu giả định là 2 triệu thí sinh và mỗi thí sinh đăng ký đến 8 nguyện vọng. Phần mềm đã cho ra kết quả rất tốt. Làm phần mềm đương nhiên phải tốn chi phí. Vậy tại sao có nơi cung cấp miễn phí cho kỳ thi THPT quốc gia thì Bộ GD-ĐT lại nhất quyết không dùng mà chi mạnh đến 43 tỉlàm phần mềm?
Trong khi đó điểm lại, tại các trường học ở vùng khó khăn còn dột nát, nhiều học sinh còn không có điều kiện đi học, giáo viên ra khỏi ngành vì lương không đủ sống, các học sinh không đăng ký vào sư phạm vì không được hỗ trợ, không được đáp ứng đầy đủ về lương.Không biết những điều này Bộ GD-ĐT có biết và xử lý? Câu hỏi này rất cần gửi đến Bộ trưởng Bộ GD-ĐT để đưa ra câu trả lời trước khi phê duyệt đền án chi tới 749 tỉđồng".
"749 tỉđồng là một con số quá lớn trong tình trạng ngân sách còn gặp nhiều khó khăn. Theo tôi hiểu, khi thi trắc nghiệm, các đề thi được lấy từ ngân hàng câu hỏi, và những câu hỏi đã chuẩn hóa trong ngân hàng hoàn toàn có thể sử dụng cho những năm sau. Vậy có nhất thiết phải đầu tư lớn như vậy. Có phải Bộ GD-ĐT đang nhiều tiền quá không? Và tôi cho rằng Bộ GD-ĐT đúng đắn khi thu hồi đề án này tránh lãng phí và nhận nhiều sự phản đối từ các chuyên gia giáo dục" - vị chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nộinói.
Dạ Thảo