Vụ việc bác sĩ Hoàng Công Lương với sự cố y khoa tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2017 khiến 8 người chết và hơn 10 người bị thương được đưa ra xét xử là mối quan tâm của người dân cũng như các y bác sĩ.

Nhiều chuyên gia y tế lên tiếng về trách nhiệm của BS Hoàng Công Lương

Hải Yến | 16/05/2018, 17:10

Vụ việc bác sĩ Hoàng Công Lương với sự cố y khoa tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2017 khiến 8 người chết và hơn 10 người bị thương được đưa ra xét xử là mối quan tâm của người dân cũng như các y bác sĩ.

Hiện nay, bác sĩ Hoàng Công Lương đang phải đối mặt với tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và đây là một vụ án được xác định là vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng. Ngay trong ngày xét xử tội danh của bác sĩ Hoàng Công Lương vào sáng 16.5, bác sĩ Hoàng Công Lương khẳng định anh không đồng ý với cáo trạng mà Hội đồng xét xử đưa ra.

Bác sĩ Lương khẳng định "Chức vụ củay bác sĩ chúng tôi là khám và điều trị, thông báo y lệnh cho bệnh nhân chứ không liên quan đến việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị máy móc, chất lượng nguồn nước. Nếu sai sót trong điều trị khiến bệnh nhân tử vong thì bác sĩ chịu trách nhiệm, còn nguyên nhân từ việc khác thì chính đơn vị đó phải chịu trách nhiệm" - bác sĩ Lương khẳng định ngay sau khi kết thúc phiên tòa vao ngày 16.5.

Chia sẻ với phóng viên về vụ việc này, bác sĩ - giáo sư Nguyễn Anh Trí - nguyên Giám đốc bệnh viện cho rằng: "Việc hành nghề y có rất nhiều vấn đề có nguy cơ xảy ra sai sót, điều đó phần lớn là do khách quan, không ai biết trước được. Từ khi biết bác sĩ Lương bị truy tố về tội danh do việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO đã sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và Axitclohydric (HCL) để sục rửa các vỏ màng lọc là những loại hóa chất không có trong danh mục hóa chất được dùng trong y tế, để tồn dư một lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước khiến 8 người chết tôi rất quan tâm.

TS.BS Trương Hồng Sơn – Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam

Tôi được biết rất nhiều y bác sĩ cũng quan tâm đến vụ việc này vì họ tin vào công lý, họ lên tiếng cũng là do bác sĩ Lương không liên quan trực tiếp đến sự cố này. Bác sĩ Lương có trách nhiệm khám chữa bệnh, không có trách nhiệm cũng như khả năng biết hệ thống lọc nước đã đạt yêu cầu, không tồn dư hóa chất. Nếu tôi trong trường hợp của Lương, khi biết hệ thống lọc nước đã sửa chữa xong, tôi cũng sẽ làm như anh ấy là chạy thận cho bệnh nhân chứ bản thân tôi cũng không biết là nguồn nước đã đạt yêu cầu hay chưa" - bác sĩ Trí khẳng định.

Cũng khẳng định với báo chí, TS Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế cho biết công an khẳng định nguyên nhân dẫn tới tử vong của 8 bệnh nhân theo cơ quan giám định đã cho kết luận là do ngộ độc chất Flo, đây là chất cực độc không dùng cho y tế nhưng lại được đưa vào sục rửa đường ống gây sốc phản vệ. Nếu bác sĩ Lương có làm lại một lần nữa là cho kiểm tra nguồn nước thì cũng không có phương tiện, năng lực để kiểm tra nước đó tinh khiết theo tiêu chuẩn hay không. Để kiểm tra phải có thiết bị chuyên ngành, bác sĩ Lương không được đào tạo để làm việc đó. "Tôi nhận định dù bác sĩ Lương có báo cáo, ký biên bản thì với nước không đảm bảo tiêu chuẩn mà cho chạy thận nhân tạo thì các bệnh nhân vẫn có chất lạ vào cơ thể dẫn tới sốc và tử vong".

Và theo TS.BS Trương Hồng Sơn – Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam cho biết ông theo dõi rất sát sự số chạy thận khiến 8 người tử vong ở Hoà Bình, đặc biệt là những vấn đề xung quanh việc bác sĩ Lương bị truy tố. Tuy nhiên ông cho rằng việc nguồn nước nhiễm độc thì bác sĩ Lương không thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Vậy sai sót chắc chắn nằm ở phần hành chính là Ban giám đốc, phòng vật tư và các cơ quan liên quan tới bảo trì hệ thống.Việc tòa án vẫn cứ kết tội bác sĩ Lương theo cáo trạng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của giới bác sĩ nói chung.

"Các bác sĩ có thể từ chối khám, chữa bệnh và từ chối cấp cứu cho người bệnh khi chưa có đủ các thủ tục hành chính cho tất cả các trang thiết bị mà họ sử dụng. Điều này sẽ gây chậm trễ việc điều trị cho bệnh nhân, gây nguy hại cho người bệnh" - bác sĩ Trương Hồng Sơn cho hay.

         
Vụ tai biến chạy thận tại BV đa khoa tỉnh Hoà Bình xảy ra vào khoảng 8 giờ ngày 29.5.2017 khiến 8 bệnh nhân tử vong. Cơ quan điều tra sau đó đã khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can. Sau đó, Viện KSND tỉnh Hoà Bình ra quyết định truy tố 3 bị can, trong đó BS Hoàng Công Lương, Trần Văn Sơn (cán bộ phòng vật tư của BV đa khoa tỉnh Hoà Bình) bị truy tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bùi Mạnh Quốc, Giám đốc công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh bị truy tố tội Vô ý làm chết người.
   Theo cáo trạng, bị cáo Hoàng Công Lương được giao trách nhiệm phụ trách chuyên môn và các hoạt động tại đơn nguyên thận nhân tạo. Ngày 20.4.2017, bị cáo Hoàng Công Lương thừa lệnh Trưởng khoa ký đề xuất và biết rõ việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 diễn ra vào ngày 28.5.2017.
   Theo cáo buộc, với trình độ, nhận thức vai trò và trách nhiệm được giao, bị cáo Hoàng Công Lương buộc phải biết rõ nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng theo quy định. Tuy nhiên, sáng 29.5.2017, khi nghe điều dưỡng viên cho biết Sơn gọi điện thông báo hệ thống nước RO đã sửa xong, ông Lương không kiểm tra lại và cũng không báo cáo với Trưởng khoa theo trách nhiệm được giao mà vẫn ra y lệnh điều trị cho các bệnh nhân và để cho hoạt động lọc máu diễn ra bình thường, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 8 người tử vong.

Dạ Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều chuyên gia y tế lên tiếng về trách nhiệm của BS Hoàng Công Lương