Chiều 16.5, trong phiên xử sơ thẩm vụ án “Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình làm 8 bệnh nhân tử vong, bác sĩ Hoàng Công Lương đã tuyên bố thực hiện quyền im lặng tại phiên tòa.

Vụ chạy thận chết người: Bác sĩ Hoàng Công Lương thực hiện quyền im lặng

Thu Anh | 16/05/2018, 17:01

Chiều 16.5, trong phiên xử sơ thẩm vụ án “Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình làm 8 bệnh nhân tử vong, bác sĩ Hoàng Công Lương đã tuyên bố thực hiện quyền im lặng tại phiên tòa.

Chiều 16.5, HĐXX TAND TP.Hòa Bình tiếp tục tiến hành phần xét hỏi đối với các bị cáo. Khi đại diện VKS tiến hành xét hỏi, bác sĩ Hoàng Công Lương chủ động lên tiếng xin được giữ quyền im lặng tại phiên tòa và ủy quyền cho luật sư trả lời các câu hỏi liên quan đến mình.

Vì vậy, VKS đã tuyên bố lời khai của bị cáo về việc phân công nhiệm vụ và bác sĩ Lương xin được trả lời để giải thích nội dung VKS vừa công bố. Theo đó, ngày 1.7.2017 phía CQĐT tiến hành hỏi cung bị can tại trại tạm giam. CQĐT đã đưa cho bị cáo xem lời khai của ông Hoàng Đình Khiếu (Phó giám đốc Bệnh viện kiêm Trưởng khoa Hồi sức tích cực); lúc đó bị cáo không biết vịn vào ai nên đành phải dựa theo lời khai của ông Khiếu. Sau khi giải thích, bác sĩ Lương tiếp tục xin giữ quyền im lặng.

Các bị cáo tại tòa - Ảnh: TAND TP.Hòa Bình

Trước đó, trong phần xét hỏi ngày 15.5, bác sĩ Hoàng Công Lương khai: Trong buổi sáng xảy ra sự cố (29.5.2017), vào lúc 7 giờ, khi bị cáo chuẩn bị thực hiện công việc lọc máu cho các bệnh nhân tại Đơn nguyên thận nhân tạo, điều dưỡng Hậu khởi động hệ thống nước RO và báomọi chỉ số đều bình thường.Tuy nhiên, khi phát hiện sự cố, các bác sĩ trực đã nhanh chóng báo cáo lãnh đạo Khoa. Chỉ 1-2 phút sau, các bác sĩ đơn nguyên Hồi sức tích cực đã có mặt để tiến hành cấp cứu cho bệnh nhân.

Hoàng Công Lương khai có biết hệ thống lọc nước tại Đơn nguyên thận nhân tạo được tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thì bác sĩ Lương không nhận được. Hoàng Công Lương khẳng định việc bàn giao hệ thống sau khi sửa chữa là trách nhiệm của điều dưỡng hành chính hoặc điều dưỡng trực của ngày hôm đó. Sau khi bàn giao hệ thống lọc nước RO, Đơn nguyên thận nhân tạo và điều dưỡng hành chính của đơn nguyên Thận có trách nhiệm nhận lại. Đây là quy định của Khoa – Phòng.

Gấp rút kýhợp đồng sau khi xảy ra sự cố

Tiếp tục làm rõ trách nhiệm của từng bị cáo trong vụ án này, ngày 16.5, trả lời VKS bị cáo Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh - Công ty Trâm Anh) cho biết, Công ty được thành lập trước khi xảy ra sự cố y khoa (29.5.2017) đúng 6 tháng. Công ty Trâm Anh không trực tiếp ký hợp đồng thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO với BVĐK tỉnh Hòa Bình mà thỏa thuận với Công ty Thiên Sơn. Có thể hiểu, BVĐK tỉnh Hòa Bình là Bên A, Thiên Sơn là Bên B, còn Trâm Anh là Bên B’.

Bùi Mạnh Quốc cho biết trước khi thực hiện việc sửa chữa, bị cáo có gửi báo giá cho BVĐK tỉnh Hòa Bình (mượn danh nghĩa Công ty Thiên Sơn) và khuyến cáo nên thay 4 màng lọc RO vì các màng này được sử dụng từ năm 2013-2014. Tuy nhiên, thực tế đến khi thực hiện ngày 28.5.2017, Quốc chỉ thay 2 màng lọc RO và sục rửa, vệ sinh 2 màng lọc còn lại.

Bị cáoBùi Mạnh Quốc khai báo trước tòa - Ảnh: TAND TP.Hòa Bình

Cáo trạng xác định, Bùi Mạnh Quốc là người trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 của Đơn nguyên thận nhân tạo - BVĐK tỉnh Hòa Bình. Trong quá trình thực hiện, Quốc đã sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và Axitclohydric (HCL) để sục rửa các vỏ màng lọc (đây là những loại hóa chất không có trong Danh mục hóa chất được dùng trong y tế).

Quá trình thao tác do cẩu thả đã để tồn dư 1 lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước, đồng thời khi chưa tiến hành lấy mẫu nước để kiểm định theo tiêu chuẩn AAMI như hợp đồng đã ký kết nhưng do quá tự tin nên sáng ngày 29.5.2017 đã bỏ mặc cho việc đưa hệ thống lọc nước RO số 2 vào sử dụng dẫn đến gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 8 người tử vong.

Sau khi xảy ra sự cố y khoa làm 8 người chết, việc ký hợp đồng giữa Công ty Trâm Anh và BVĐK tỉnh Hòa Bình mới được gấp rút thực hiện ngay tại Bệnh viện nhằm hợp thức hóa các thủ tục. Theo bị cáo Quốc, thời điểm ký hợp đồng bị cáo không được minh mẫn lắm, anh Sơn (bị cáo Trần Văn Sơn – nhân viên Phòng Vật tư - Thiết bị BVĐK tỉnh Hòa Bình) gọi điện bảocứ ký để hoàn thành thủ tụcnên bị cáo ký. Trước đó bị cáo chưa làm hợp đồng lần nào mà chỉ thỏa thuận trên giấy báo giá.

Cũng trong phiên xét hỏi, bị cáo Quốc nhận thức do sơ suất của bị cáo mà gây nên hậu quả, bị cáo rất có lỗi. Lỗi của bị cáo đến đâu bị cáo xin nhận. Bị cáo có lỗi là không cảnh báo khi chưa lấy mẫu nước. Nguyên nhân chết là do chính hóa chất bị cáo dùng.

Nhã Thanh
Bài liên quan
Làm khống giấy khám sức khỏe, bác sĩ và bảo vệ trung tâm y tế lãnh án tù
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phong 13 năm tù; 3 bị cáo Phụng, Long, Nga mỗi bị cáo lãnh 12 năm tù; bị cáo Tuy 8 năm tù, Lợi 7 năm tù, Gấm 3 năm tù và Xuân 1 năm tù về tội “Giả mạo trong công tác”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ chạy thận chết người: Bác sĩ Hoàng Công Lương thực hiện quyền im lặng