Việt Nam đã có những kết quả khả quan trong việc phòng chống dịch bệnh và tạm thời dừng cách ly xã hội từ 23.4. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng đại dịch COVID-19 đã dấy lên không ít quan ngại về tình hình kinh doanh và bức tranh kinh tế vĩ mô sẽ xấu đi vì dịch bệnh.

Nhiều công ty phải xây dựng lại chiến lược để tồn tại

28/04/2020, 06:12

Việt Nam đã có những kết quả khả quan trong việc phòng chống dịch bệnh và tạm thời dừng cách ly xã hội từ 23.4. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng đại dịch COVID-19 đã dấy lên không ít quan ngại về tình hình kinh doanh và bức tranh kinh tế vĩ mô sẽ xấu đi vì dịch bệnh.

Thị trường bán lẻ ảnh hưởng nặng nề vì COVID-19 - Ảnh: Internet

CBRE Việt Nam đã tiến hành một cuộc khảo sát nhanh các khách thuê, khách hàng của mình để đo lường phản ứng của thị trường đối với sự ảnh hưởng của COVID-19. Cuộc khảo sát được thực hiện vào ngày 9 và 10.4.2020 với 180 người người tham gia.

Theo kết quả khảo sát, tác động kinh tế của dịch COVID-19 đã có ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó, 79% khách thuê tham gia khảo sát lo ngại môi trường kinh doanh 6 tháng cuối năm sẽ trở nên xấu hơn; 43% khách thuê tham gia khảo sát cho rằng doanh thu sẽ giảm từ 10% đến 30% trong năm 2020.

Đáng chú ý, 61% khách thuê tham gia khảo sát cũng cho biết chưa được nhận các hỗ trợ từ chủ nhà; 27% khách thuê tham gia khảo sát mong đợi các chủ nhà hỗ trợ nhiều hơn vì hoạt động kinh doanh của khách thuê đang bị ảnh hưởng nặng từ COVID-19.

Một khảo sát rộng hơn với các khách thuê tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng cho thấy bán lẻ là lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn từ việc các cửa hàng tạm ngưng kế hoạch mở rộng. Việc trì hoãn quyết định thuê sẽ có tác động lâu dài đến những tháng sau. Tuy nhiên, có 24% người tham gia khảo sát vẫn kỳ vọng doanh thu tăng trưởng trong năm 2020, trong đó nhóm ngành công nghệ thông tin là lạc quan nhất.

Theo bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó giám đốc của CBRE Việt Nam, trong thời gian tới sẽ có nhiều xu hướng mới được phát sinh và chú trọng nhằm đảm bảo kế hoạch kinh doanh liên tục. Các công ty nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá và xây dựng chiến lược sử dụng, phân bổ văn phòng hiệu quả.

Việc áp dụng công nghệ sẽ là yếu tố hàng đầu trong nhiều ngành khác nhau, bao gồm cả ngành công nghệ. Hơn một nửa số người trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng đang xem xét việc chia tách các bộ phận ra nhiều tòa nhà khác nhau.

Đáng chú ý, chuyên gia CBRE cũng cho biết, sự bùng phát của COVID-19 đã tạo ra nhiều gián đoạn trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Trong quý đầu tiên của năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam được ghi nhận ở mức 3,82% theo năm, đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong giai đoạn 2011- 2020. Chỉ số giá tiêu dùng cùng kỳ tăng 5,56% do mức độ tiêu thụ cao trong dịp Tết Nguyên đán và tác động của dịch COVID-19.

Đặc biệt, bán lẻ là một trong những mảng bị ảnh hưởng nặng nhất từ đại dịch COVID-19. Trong quý 1, doanh thu bán lẻ của ngành hàng dịch vụ lưu trú ăn uống và lữ hành lần lượt giảm 9,6 và 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại các trung tâm thương mại, theo quan sát của CBRE Việt Nam, lưu lượng khách đến mua sắm bắt đầu giảm từ tháng 2 và đến cuối tháng 3 đã giảm xấp xỉ 80% tại các dự án. Không những vậy, các ngành hàng buộc phải đóng cửa như giáo dục gần như không có doanh thu, trong khi đó các ngành hàng như ăn uống, thời trang, phụ kiện, giải trí thì doanh thu có thể giảm từ 50-80%.

Một vài thương hiệu ăn uống buộc phải cắt giảm hoạt động của nhiều chi nhánh. Một vài khách thuê khác tạm thời đóng cửa tại trung tâm thương mại. Gần như toàn bộ các dự án trên thành phố đã áp dụng mức giảm giá thuê trung bình 10-30% cho các ngành hàng khác nhau từ giữa cuối tháng 3.2020, một số ít từ tháng 2.2020 và cao nhất là miễn phí giá thuê cho ngành hàng buộc phải đóng cửa.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều công ty phải xây dựng lại chiến lược để tồn tại