Theo Bộ Công Thương, hầu hết các địa phương hiện đang hướng tới kết nối doanh nghiệp với tổ chức tín dụng trên địa bàn hoặc hỗ trợ lãi suất vay để không phải sử dụng tới ngân sách cho việc bình ổn thị trường. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố cam kết sẽ không dùng ngân sách để bình ổn thị trường Tết.

Nhiều địa phương hướng tới bình ổn thị trường Tết mà không sử dụng ngân sách

tuyetnhung | 14/12/2016, 06:25

Theo Bộ Công Thương, hầu hết các địa phương hiện đang hướng tới kết nối doanh nghiệp với tổ chức tín dụng trên địa bàn hoặc hỗ trợ lãi suất vay để không phải sử dụng tới ngân sách cho việc bình ổn thị trường. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố cam kết sẽ không dùng ngân sách để bình ổn thị trường Tết.

Bộ Công Thương cho biết tính đến thời điểm hiện nay đã có27/63 tỉnh, thành phố báo cáo về kế hoạch chuẩn bị hàng hóa cuối năm và Tết Nguyên đán. Trong đó, 12 địa phương có kế hoạch triển khai Chương trình bình ổn thị trường đó là: Vĩnh Long, Thái Nguyên, Tây Ninh, Sóc Trăng, Phú Thọ, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Bình Thuận.

Theo Bộ Công Thương, hầu hết các địa phương đều hướng tới kết nối doanh nghiệp với tổ chức tín dụng trên địa bàn hoặc hỗ trợ lãi suất vay. Riêng Nghệ An sẽ thực hiện ứng vốn ngân sách đối với các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường.

Tại Hà Nội, thực hiện chương trình bình ổn thị trường không sử dụng ngân sách nhà nước nên các doanh nghiệp trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch dựtrữ hàng hóa ước tính tăng 10-15% so với các năm trước, với tổng giá trị khoảng 23.500 tỉ đồng.

Các doanh nghiệp cũng chuẩn bị tổ chức bán hàng phục vụ Tết tại 20 Trung tâm thương mại, 119 siêu thị, 454 chợ truyền thống và cửa hàng tiện ích; tổ chức 5 điểm bán hàng Việt phục vụ Tết tại các quận, huyện, khu công nghiệp;tổ chức 22 phiên chợ hàng Việt, 100 chuyến bán hàng lưu động về các vùng ngoại thành, khu công nghiệp trong dịp gần Tết;tổ chức 55 chợ hoa Tết trên địa bàn thành phố và các hội chợ đặc sản vùng miền.

Còn tại TP.HCM, UBND thành phố tiếp tục phê duyệt kế hoạch thực hiện 4 Chương trình bình ổn thị trường, không sử dụng ngân sách nhà nước. Theo đó, kết nối các doanh nghiệp tham gia Chương trình với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để được vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Đến nay đã có 10 ngân hàng thương mại đăng ký cho 86 doanh nghiệp kinh doanh hàng bình ổn thị trường vay 12.900 tỉ đồng, con số này đã tăng 1.050 tỉ đồng so với năm 2015-2016.

Trong khi đó, tổng giá trị hàng hóa được các doanh nghiệp chuẩn bị cho các tháng cuối năm và Tết Nguyên đán đạt khoảng 17.069 tỉ đồng, trong đó hàng bình ổn thị trường chiếm 6.852 tỉ đồng và nguồn cung hàng bình ổn chiếm từ 30-40% thị phần.

TP.HCM cũng dự kiến hàng hóa bình ổn phục vụ Tết sẽ được cung ứng đến người dân thông qua 3.943 điểm bán hàng tại 111 Trung tâm thương mại, siêu thị, 459 cửa hàng tiện lợi, 911 điểm bán hàng tại 128 chợ truyền thống, 2.462 điểm bán tại các khu dân cư; thực hiện khoảng 307 chuyến bán hàng lưu động về các khu dân cư ngoại thành phục vụ Tết.

Ngoài ra, thành phố cũng có kế hoạch tổ chức các phiên chợ hàng Việt, các hội chợ hoa Xuân trong dịp gần Tết đểđáp ứng nhu cầu của người dân.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Bộ Công Thương thúc đẩy thực hiện các quy hoạch về năng lượng, khoáng sản
Bộ Công Thương đang khẩn trương thực hiện các quy hoạch về năng lượng và khoáng sản giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
11 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều địa phương hướng tới bình ổn thị trường Tết mà không sử dụng ngân sách