Khi các trường ĐH còn đang loay hoay với các phương án tuyển sinh để có thể "vơ bèo gạt tép" các thí sinh ở các khoa khác nhau thì các trường nghề lại được nhiều học sinh và phụ huynh lựa chọn trong những năm gần đây.

Nhiều học sinh lựa chọn học nghề để đảm bảo tương lai

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 22/12/2022, 19:58

Khi các trường ĐH còn đang loay hoay với các phương án tuyển sinh để có thể "vơ bèo gạt tép" các thí sinh ở các khoa khác nhau thì các trường nghề lại được nhiều học sinh và phụ huynh lựa chọn trong những năm gần đây.

Học nghề được ưu tiên lựa chọn vì vừa học văn hóa, vừa học nghề

Hiện nay, xu hướng chọn học ở các trường nghề được học sinh quan tâm hơn và thực tế hơn khi xác định học nghề để lập nghiệp. Đặc biệt lợi thế nhất của trường nghề hiện nay chính là vừa cho các học sinh học văn hóa từ cấp THCS lại vừa có thể hỗ trợ học nghề, ra trường có thể đi làm được luôn - ổn định kinh tế đời sống cho học sinh.

Các em học sinh cũng thực tế hơn khi lựa chọn con đường học tập, thay vào việc phải cố gắng theo học các trường đại học. Lựa chọn theo học ngành nghề phù hợp với bản thân mới là điều mà phụ huynh và thí sinh ngày nay ưu tiên. 

Bên cạnh đấy, những năm qua tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH ra trường bị thất nghiệp, không có việc làm hoặc đã vào trường ĐH nhưng lại không hoàn thành các tín chỉ học vì quá nặng lý thuyết hàn lâm, khiến việc học bị bỏ dở chừng, gây tốn kém tiền của và nhân lực của xã hội. Không ít sinh viên bỏ ĐH đi học nghề cho phù hợp với bản thân, thậm chí có người đã ra trường, đi làm nhưng cũng nghỉ ngang để học nghề. Ngoài ra, với những em có hoàn cảnh khó khăn, lựa chọn học nghề là để ra trường làm việc sớm, kiếm tiền ngay nhằm phụ giúp gia đình và tự thân lập nghiệp. Đây là con đường đúng đắn dành cho các em vì nếu cố đeo bám học đại học trong khi điều kiện kinh tế gia đình không cho phép sẽ rất gian nan.

don-1.jpg
Các học sinh tham khảo các khóa học cũng như chương trình học tại buổi tư vấn nghề nghiệp

Chia sẻ với phóng viên, anh Quang Nhật (TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: "Nhà tôi có 3 cháu, nhưng cháu đầu khi học cấp THPT xong cháu xác định đi học nghề luôn, cháu hiện nay đang làm điều dưỡng ở bên Nhật Bản sau khi học nghề xong ở trường Cao đẳng Lê Quý Đôn (Đồng Nai). Thu nhập của cháu hiện nay khoảng 60-90 triệu đồng và gửi về cho gia đình 70% thu nhập, còn lại cháu để tiêu pha. Đứa thứ 2 nhà tôi cũng sẽ lựa chọn cho cháu học nghề nếu cháu không có khả năng theo học ĐH. Tôi cho rằng quan trọng nhất là các cháu khi ra trường đảm bảo được công việc, ổn định chứ không nhất thiết phải học ĐH cho bằng được như quan niệm trước đây" - anh Nhật cho hay.

Cũng đồng quan điểm với anh Quang Nhật, chị Vân Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết con gái chị hiện đang theo học tại trường Múa Trung ương và hiện vừa đi học vừa đi biểu diễn ở các sự kiện văn hóa có trả kinh phí. "Vì cháu đam mê với ngành múa, đặc biệt năm 2022-2023 các cháu lại được học văn hóa và được cấp bằng cấp 3 chứ không còn quá lo lắng khi học nghề ra mà không được cấp bằng nếu như các cháu theo học ngay từ cấp THCS. Chính vì thế nhà tôi ủng hộ việc cháu vừa theo học múa, vừa được học văn hóa. Nếu như sau này cháu có đổi ngành thì vẫn có bằng tốt nghiệp để xin các công việc khác trong khối nghệ thuật mà không bị bỡ ngỡ". 

Chọn ngành, chọn nghề cần sáng suốt

Thực tế hiện nay không ít các bạn học sinh chưa thực sự quá quan tâm đến việc chọn ngành, chọn nghề để lập nghiệp vì nghĩ "thời gian còn dài", chủ yếu là chọn các trường ĐH để học. Chính vì vậy, đã có rất hiều bạn trẻ lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc để cố gắng theo học đại học hoặc những ngành nghề không phù hợp với năng lực của bản thân, không phù hợp với nhu cầu của xã hội dẫn đến thất nghiệp, hoặc làm việc với ngành nghề không đúng với chuyên môn được đào tạo.

Đặc biệt trong những năm qua, ở nước ta tỷ lệ học sinh vào học đại học cao, nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo và đã không ít sinh viên phải giấu bằng đại học để làm công nhân tại các doanh nghiệp, nhà máy hoặc lại phải làm lại bằng cách đăng ký tham gia học nghề để có kiến thức, kỹ năng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

Bên cạnh đó, không ít học sinh tốt nghiệp THPT, THCS đã không chọn học nghề mà tham gia ngay vào thị trường lao động, làm các công việc giản đơn. Do thiếu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp dẫn đến họ có thu nhập thấp và việc làm bấp bênh. Thậm chí có những người đã cống hiến sức trẻ cho các lao động giản đơn, thu nhập thấp, đến khi độ tuổi trung niên lại mất việc do không có trình độ, kỹ năng để đáp ứng đỏi hỏi ngày càng cao của sản xuất, kinh doanh. Không lựa chọn nghề nghiệp đúng hoặc không học tập để có kỹ năng nghề nghiệp sẽ gây lãng phí lớn cho chính người học, gia đình và xã hội.

Điển hình như trường hợp của em Nguyễn Hoàng Linh (Thanh Hóa) trước đây đang theo học tại trường ĐH Giao thông vận tải, nhưng đến năm thứ 3 đã phải nghỉ ngang vì không theo đủ các tín chỉ của trường.

don-2.jpg
Con đường học nghề phù hợp với những gia đình kinh tế khó khăn

"Học ở trường ĐH khá tốn kém, gia đình em lại chỉ có mình mẹ em nuôi em nên em muốn đi làm sớm, chính vì thế em đã nghỉ ngang để đi học nghề vì đi học nghề em vừa được học, vừa được thực hành trực tiếp để xem ngành nghề đó có phù hợp với mình hay không. Ở trường nghề thời gian đào tạo cũng ngắn nên em sớm được đi làm để có tiền lương tự nuôi bản thân cho mẹ em đỡ vất vả".

Các trường nghề hiện nay đều học theo hướng chỉ có 20-30% học lý thuyết còn lại thời gian là học thực hành, thậm chí lý thuyết cũng có thể học online để thời gian cho các học sinh thực hành tay nghề nhiều hơn, tạo điều kiện cho các học sinh tham gia để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho các doanh nghiệp.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, mạng lưới các trường trung cấp, Cao đẳng nghề hay các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp... có khoảng 1.909 cơ sở. Nếu tính cả các làng nghề, các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề thì con số phải đến hàng trăm nghìn cơ sở. Chính vì thế các học sinh có cơ hội tiếp cận và học nghề một cách phù hợp hơn. Điều quan trọng nhất các em học sinh cần chọn đúng ngành, đúng nghề cho phù hợp với năng lực của mình cũng như phù hợp với kinh tế gia đình, đảm bảo công việc trong tương lai. 

Và theo như quan điểm của ông Đặng Quang Vinh - Trường Cao đẳng Lê Quý Đôn (Đồng Nai), với các học sinh có năng lực học trung bình và những gia đình có tài chính không nhiều, việc lựa chọn bậc học thời gian đào tạo ngắn để đi làm sớm, tích lũy tài chính để đảm bảo công việc sau này hoặc thậm chí có thể học liên thông lên bậc ĐH nếu có nhu cầu thì sẽ ổn định hơn. Việc học là việc cả đời, khởi điểm như thế nào không quan trọng, chỉ cần các em xác định đúng mục tiêu mới là điều cần chú trọng nhất. Và hiện nay có nhiều học sinh đã theo học nghề chính là một tín hiệu vui cho giáo dục nghề nghiệp, đồng thời quan niệm sính bằng cấp dần thay đổi. Các học sinh, phụ huynh đã có những định hướng rõ ràng và phù hợp hơn cho bước đường lập thân, lập nghiệp trong tương lai.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều học sinh lựa chọn học nghề để đảm bảo tương lai