Vẫn biết số vốn FDI đăng ký và thực hiện rất khó trùng khớp nhau, tuy nhiên, để xảy ra sư chênh lệch quá lớn như ở Việt Nam là điều cần phải xem xét lại.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài khai vống vốn FDI lớn để xí chỗ chứ không thực hiện

Trí Lâm | 13/08/2016, 05:51

Vẫn biết số vốn FDI đăng ký và thực hiện rất khó trùng khớp nhau, tuy nhiên, để xảy ra sư chênh lệch quá lớn như ở Việt Nam là điều cần phải xem xét lại.

Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấylũy kế từ năm 1988 cho đến hết tháng7.2016, Việt Nam thu hút khoảng 20.000 dự án FDI, với vốn đăng ký khoảng 293 tỉ USD, nhưng vốn thực hiện chỉ khoảng 150 tỉ USD, như vậy còn khoảng 130 tỉ USD là vốn chưa thực hiện.

Một số dự án điển hình có thể kể đến như dự án Lọc dầu Vũng Rô (vốn đầu tư 3,2 tỉ USD) ở Phú Yên chưa triển khai; dự án thép của Guang Lian (3 tỉ USD) ở Quảng Ngãi vừa bị chấm dứt đầu tư mà chưa làm thủ tục thu hồi; dự án Thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya, vốn đầu tư 2 tỉ USD; dự án Saigon Atlantis Hotel cóvốn đăng ký 4,1 tỉ USD; dự án Trung tâm Hội nghị triển lãm du lịch quốc tế Dragon Sea, vốn đầu tư 900 triệu USD đã được cấp chứng nhận đầu tưmà vẫnchưa triển khai;dự án Hóa dầu Long Sơnvốn đầu tư lên tới 4,5 tỉ USD nhưngcòn đang thu xếp... vốn.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằnghiện nay vốn thực hiện chỉ bằng chưa đến một nửa so với vốn đăng ký. Việc chênh lệch quá lớn giữa số vốn FDI đăng ký và số vốn thực hiện là điều cần phải khắc phục, điều chỉnh, thu hẹp lại.

Theo ông Long, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam đầu tư, họ đăng ký vốn lớn mục đích là để xin ưu đãi về đất đai, thuế… hoặc muốn được giải quyết thủ tục nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi có được những ưu đãi đó, vì nhiều lý do, họ rót vốn rất ít, thậm chí nhiều dự án tới 5-10 năm vẫn chưa thực hiện.

Nguyên nhân có thể là khi vào đầu tư họ cảm thấy không hiệu quả nên không tiếp tục rót thêm vốn. Bên cạnh đó, có thể do chính những doanh nghiệp này không đủ nguồn lực, năng lực để tiếp tục tiến hành đầu tư nên họ buộc phải dừng lại và rút khỏi thị trường.

Trong khi đó, phía Việt Nam cũng không đánh giá đúng năng lực của nhà đầu tư, chủ yếu là cấp phép dựa trên nguyện vọng của họ mà thôi, khâu thẩm định, điều tra năng lực của nhà đầu tư còn khá hạn chế.

“Điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác dự báo, điều chỉnh chính sách của Nhà nước. Nếu con số không thật thì dự báo cũng dễ bị sai sót, không đúng với thực tế, dẫn đến các kế hoạch đề ra bị ảnh hưởng” – ông Long nói.

Còn theo GS-TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, không chỉ mong muốn hưởng ưu đãi, nhiều dự án được đăng ký với số vốn lớn ban đầu lại có mục đích chờ để bán lại, hưởng chênh lệch. Khi họ không tìm được nhà đầu tư khác để nhượng lại thì họ bỏ đi. Đây chính là những dự án ảo, dấu hiệu của những dự án này là khi được cấp phép nhiều năm mà họ vẫn không tiến hành xây dựng, sản xuất.

Vừa qua, trả lời báo Thanh Niên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng nhận định nhà đầu tư nước ngoài khai vống vốn lên như vậy để đượcsử dụng nhiều đất, gây lãng phí cho Việt Nam, tạo tiền lệ xấu cho việc "đi đêm" giữa người cấp đất (chính quyền địa phương) và nhà đầu tư.

Ngoài ra, theo bà Lan, việc khai vống vốn để lợi dụng vào đótrốn thuế, nhưng quan trọng hơn là tạo nên sự ảo trong nguồn tiền đổ vào Việt Nam, ảo về số vốn có được. Cái ảo này khiến cho những nhà đầu tư thật sự, đàng hoàng không thể vào Việt Nam được vì thấy trong những lĩnh vực của mình đã có nhà đầu tư khác hiện diện với số vốn rất lớn. Họ không còn thấy hấp dẫn để vào Việt Nam nữa, vô hình trung Việt Nam đã gạt những nhà đầu tư đàng hoàng ra để kéo những nhà đầu tư cơ hội vào.

Do đó, theo GS Nguyễn Mại, Việt Nam cần phải có sự ràng buộc với các doanh nghiệp FDI, có thể bằng nhiều hình thức, ví dụ như ký quỹ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam đều phải ký quỹ với một tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp FDIkhông thực hiện đầu tư thì họ mới mất khoản ký quỹ này, còn nếu họ thực hiện nhưng với mức độ thấp so với mức đăng ký rồi rút đi thì không mất khoản tiền này.Thậm chí, ở nhiều địa phương, các khi các doanh nghiệp FDI đầu tư còn không phải ký quỹ, do đókhi họ rời đi, không rót vốn như cam kết thì coi như mất trắng.

Nói với báo điện tửMột Thế Giới, ông Ngô Trí Long cho rằngViệt Nam cần phải có những cam kết với nhà đầu tư, nếu họ không thực hiện thì cần phải có chế tài xử lý phù hợp.

Ngoài ra, theo ông Long, thay vì chú ý đến thành tích ảo của số vốn đăng ký, cần thay đổi đo lường hiệu quả thu hút vốn đầu tư FDI bằng số vốn thực tế mà nhà đầu tư đã chuyển vào Việt Nam. Nếu tiếp tục coi trọng vốn đăng ký thì sẽ khó hình thành chính sách thu hút vốn FDI đúng chất lượng.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
12 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài khai vống vốn FDI lớn để xí chỗ chứ không thực hiện