Nhiều sản phẩm được xem là cà phê nhưng thực chất chỉ là bắp hay đậu nành cùng với... nước mắm và những hóa chất tạo mùi cà phê, tạo vị đắng không rõ nguồn gốc được pha trộn lại. Sản phẩm dỏm này luôn được các nhà sản xuất vô lương tâm quảng cáo là cà phê nguyên chất 100%. Đây không chỉ là sự lừa dối mà còn gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Bột bắp, bột đậu nành thànhcà phê nguyên chất 100%
Thực tế trong thời gian qua, nhiều sản phẩm cà phê bày bán trên thị trường cóghi trên nhãn mác, bao bì là chế biến từ 100% cà phê nguyên chất nhưng có không ít sản phẩm không có phần trăm cafein nào, một số ít chỉ có khoảng 20 -30% cafein, còn lại chỉ là bộtbắp, đậu nành, vỏ cà phê được pha với hóa chất tạo ngọt, tạo đắng. Không chỉ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, mà ngay cả những nhà sản xuất cà phê có thương hiệu cũng đang sản xuất theo kiểu này và ngụy biện cho rằng phải làmtheo sở thích của người tiêu dùng.
“Chúng tôi có nhiều sản phẩm cà phê, trong đó có cà phê nguyên chất 100% được chế biến 100% là cà phê; còn các loại cà phê khácnhưcà phê hòa tan hỗn hợp, cà phê hòa tan uống liền... thì ngoài cà phê còn có những loại ngũ cốc khác được trộn vào. Chúng tôi đưa ra những sản phẩm cà phê như trên là để đáp ứng khẩu vị, thị hiếu của người tiêu dùng bởi nhiều người tiêu dùng không thích cà phê đậm đặc, cà phê nguyên chất. Chúng tôi không công bố bao nhiêu phần trăm cà phê, bao nhiêu phần trăm các loại thực phẩm khác trên bao bì là để bảo đảm không lộ bí mật kinh doanh”, mộtđại diện của nhãn hiệuNescafe phân bua.
Tuy nhiên tại cuộc tọađàm về“Cà phê bẩn - thực trạng và giải pháp” diễn ra hôm 20.7, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho rằngcác nhà sản xuất cà phê không công bố tỷ lệ cà phê bao nhiêu, tỷ lệ chất khác bao nhiêu là hành vi lừa dối người tiêu dùng.
“Không thể nói việc công bố bao nhiêu phần trăm cà phê, bao nhiêu phần trăm bột bắp hay đậu nành... trên nhãn mác bao bì là lộ bí mật kinh doanh. Điều này là không hợp lý, ngụy biện”, ông Quang nói.
Ngoài ra, ông Quang cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm của cáccơ sở sản xuất cà phê, trong đó có không ít cơ sở có thương hiệu, sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, quảng cáo sai sự thật, nhãn mác không công khai thành phần, sản xuất không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm...
“Dù hiện nay Việt Nam chưa có quy chuẩn về cà phê nhưng không phảimuốn sản xuất như thế nào là sản xuất.Hiện chúng ta đã có đầy đủ các văn bản pháp lý khác đảm bảo một sản phẩm cà phê an toàn, đúng nghĩa như: tiêu chuẩn Việt Nam,hàm lượng kim loại, vi nấm... Hiện chúng tôiđang lấy ý kiến các nhà chuyên môn cũng như các cơ quan liên quan để sớm đưa ra bộ quy chuẩn về cà phê”, ông Quang cho biết.
Ngũ cốc chứ không phải cà phê
Mới đây, vào trung tuần tháng 7.2016, Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu cùng Việt Nam đã công bố kết quả khảo sát từ400 mẫu cà phê thu thập trên thì trường thì có đến 9 mẫu không có bất cứ một hàmlượng cafein nào, nhiều mẫu cà phê lượng cafein dưới 1%.
Trong khi đó, theo ông Đinh Văn Mạnh (Cục Cảnh sát phòngchống tội phạm về môi trường (C49B, Bộ Công an), đơn vị này còn phát hiện nhiều cơ sở sản xuất cà phê trộn nước mắm để tăng độ ngon, sử dụng các loại chất không rõ nguồn gốc, không ít hóa chất công nghiệp độc hại cũng được sử dụng để tạo vị ngọt, vị đắng...
Điều đáng nói, nhiều sản phẩm cà phêđược phát hiện phần lớn là bột bắp, bột đậu nành trộn với những hóa chất tạo mùi, tạo vị nhưng trên nhãn mác, bao bì vẫn ghi 100% cà phê nguyên chất. Không ít sản phẩm cà phê được sản xuất ở những cơ sởnhỏlẻ không đảm bảo vệ sinh môi trường vẫn ghi nhãn mác sản xuất tại những cơ sở sản xuất cà phê có thương hiệu.
“Trong thời gian qua, C49B đã kiểm tra hơn 20 doanh nghiệp sản xuất cà phê, thu giữ hàng trăm tấn cà phê bẩn, xử phạt hàng tỉđồng”, ông Mạnh cho biết.
Ông Nguyễn Tân Kỷ - Tổng giám đốc Vinacafe Biên Hòa cho rằngmột quốc gia được xem là cường quốc cà phê, đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê, đứng đầu thế giới về sản lượng cà phêRobusta nhưng người dân không được uống một ly cà phê đúng nghĩa, đó là một nỗi đau lớn của người dân Việt Nam.
Ông Kỷ tỏ ra bức xúc trước tình trạng cà phê giả mạo. “Chúng ta không thể chấp nhận cà phê mà làm bằng bột bắp, bột đậu nành rồi sử dụng hóa chất tạo mùi, tạo màu, tạo vị để tạo thành cà phê. Chưa nóiviệcnhững hóa chất sử dụng có độc hại hay không, nếu đã sử dụng bột bắp, bột đậu nành thì phải gọi là ngũ cốc, chứ không thể gọi là cà phê”.
Ông Kỷ cho biết Vinacafe chỉ sản xuất cà phê được làm bằng cà phê, không pha trộn bất cứ thực phẩm nào. “Chúng tôi muốn người Việt Nam - nơi “thủ phủ” cà phê phải được uống cà phê chứ không phải uống bột bắp, bột đậu nànhmà cứ nghĩ uống cà phê”, ông Kỷ nhấn mạnh.
Hồ Quang