Các nhà bảo tồn coi đây là “bước đột phá quan trọng" để bảo vệ loài cá mập mako vây ngắn trước nguy cơ tuyệt chủng.

Nhiều nước thống nhất cấm đánh bắt loài cá mập nhanh nhất thế giới

Đan Thuỳ | 25/11/2021, 10:05

Các nhà bảo tồn coi đây là “bước đột phá quan trọng" để bảo vệ loài cá mập mako vây ngắn trước nguy cơ tuyệt chủng.

Các quốc gia đánh cá ở Bắc Đại Tây Dương đã cam kết cấm đánh bắt cá mập mako vây ngắn, loài cá mập nhanh nhất thế giới, trong nỗ lực cứu loài vật này trước nguy cơ tuyệt chủng.

Mất nhiều năm tìm cách bảo vệ loài cá mập mako vây ngắn, các nhà bảo tồn cho biết lệnh cấm là một “bước đột phá quan trọng”. Nỗ lực đảm bảo thỏa thuận giữa các quốc gia đánh cá do Anh, Canada và Senegal dẫn đầu.

Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT) diễn ra trong tuần này, các nước đã nhất trí “chấm dứt việc đánh bắt quá mức ngay lập tức và dần dần đạt được mức sinh khối đủ để hỗ trợ sản lượng bền vững tối đa vào năm 2070” với cá mập mako.

Mako vây ngắn là loài cá mập bơi nhanh nhất thế giới, có thể đạt tốc độ tới 72 km/giờ, và được mệnh danh là "báo Cheetah của đại dương". Đây cũng là một trong những loài cá nhanh nhất hành tinh.

Có hai loài cá mập mako là vây ngắn và mako vây dài, cư trú ở tất cả vùng nước ôn đới trên thế giới, với các quần thể đáng kể được tìm thấy ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Hồng Hải và Địa Trung Hải.

Loài cá mập mako vây ngắn thường xuyên bị đánh bắt bởi các người đánh cá thương mại để lấy thịt và vây, được xếp vào loại có nguy cơ tuyệt chủng trong danh sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) về các loài bị đe dọa và đặc biệt dễ bị tổn thương ở Bắc Đại Tây Dương.

r812_916_3076_2195_w1200_h678_fmax.jpeg
Cá mập mako vây ngắn bị đánh bắt để lấy vây và thịt - Ảnh: Internet

Mối lo ngại trên toàn thế giới về nguy cơ tuyệt chủng của loài cá mập mako vây ngắn đã được nhấn mạnh vào năm 2019 khi một số lượng kỷ lục các quốc gia bỏ phiếu để điều chỉnh thương mại theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài nguy cấp (Cites). Các nhà khoa học của ICCAT đã khuyến nghị một lệnh cấm đánh bắt cá mập mako kể từ năm 2017 để đảo ngược sự suy giảm và bảo tồn quần thể loài cá này.

Shannon Arnold, điều phối viên chương trình biển tại Trung tâm Hành động Sinh Thái (Canada), nói: “Chúng tôi hoan nghênh Canada, Anh, Senegal và Gabon vì đã đi đầu trong việc bảo vệ loài cá mập mako vây ngắn trước nguy cơ tuyệt chủng dựa trên cơ sở khoa học. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ kỷ niệm bước tiến quan trọng này và nhấn mạnh rằng cuộc chiến để bảo vệ loài cá này sẽ bắt đầu từ ngày mai”.

Ali Hood, Giám đốc bảo tồn tại Shark Trust (Anhh), bày tỏ lòng biết ơn với “các nhà bảo tồn, thợ lặn, nhà khoa học” và những người đã giúp gây áp lực cho các quốc gia đánh bắt cá đạt được “bước đột phá quan trọng này”.

ICCAT, liên minh với hơn 50 quốc gia gồm cả một số nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới, cũng đồng ý với các biện pháp bảo tồn cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng cũng như kế hoạch giải quyết việc đánh bắt bất hợp pháp, không được kiểm soát và không được báo cáo.

ICCAT đã đặt ra hạn ngạch đánh bắt 62.000 tấn với cá ngừ mắt to và 110.000 tấn với cá ngừ vây vàng vào năm 2022, cho biết họ sẽ xem xét các biện pháp vào năm tới để đưa ra các giới hạn đánh bắt mới vào năm 2023.

Grantly Galland, quan chức của Quỹ Từ thiện Pew (Mỹ), cho biết: “Đây là một danh sách cải tiến đáng chú ý sẽ góp phần vào việc quản lý và bảo tồn thành công loài cá ngừ, cá mập và cá bạc má ở Đại Tây Dương. Bằng bất kỳ biện pháp nào, cuộc họp này đã thành công và cho thấy rằng có thể đạt được tiến bộ thực sự bất chấp những thách thức của đại dịch cùng các hoạt động đánh bắt”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
15 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều nước thống nhất cấm đánh bắt loài cá mập nhanh nhất thế giới