Bệnh sởi đang gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là tại các quốc gia châu Âu, trong khi đó việc tiêm phòng vắc xin sởi tại Việt Nam bị gián đoạn trong thời gian dài, nguy cơ bùng phát dịch bệnh này là rất cao.
Thông tin Y học

Nhiều quốc gia bùng phát bệnh sởi, Bộ Y tế ra công văn khẩn

Hồ Quang 19/03/2024 17:42

Bệnh sởi đang gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là tại các quốc gia châu Âu, trong khi đó việc tiêm phòng vắc xin sởi tại Việt Nam bị gián đoạn trong thời gian dài, nguy cơ bùng phát dịch bệnh này là rất cao.

Ngày 19.3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ra công văn đề nghị các địa phương tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi trước tình hình bệnh này đang gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

nhieu-quoc-gia-bung-phat-benh-soi-bo-y-te-ra-cong-van-khan-hinh-anh.png
Tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ tại TP.HCM - Ảnh: PV

Theo Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.

Theo WHO, tại Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua, và việc gián đoạn cung ứng các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin cho trẻ em trên toàn quốc.

Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vắc xin trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi.

Theo báo cáo của hệ thống bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố, không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Trước tình hình trên, để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sởi tại cộng đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh.

Đồng thời tiếp tục triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên hằng tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có tiêm vắc xin sởi cho trẻ 9 tháng tuổi và vắc xin sởi - rubella cho trẻ 18 tháng tuổi; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc bệnh sởi và các biện pháp phòng chống, vận động người dân đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh.

Bài liên quan
Bệnh sởi làm mất trí nhớ của hệ miễn dịch
Theo Science, một nghiên cứu mới cho chúng ta thấy bệnh sởi nguy hiểm hơn nhiều so với quan niệm từ trước đến nay. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sau khi chữa khỏi bệnh sởi, trẻ em bị bệnh có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác do ảnh hưởng của vi rút đối với hệ miễn dịch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều quốc gia bùng phát bệnh sởi, Bộ Y tế ra công văn khẩn