Thôi thúc sáng tạo khiến người làm nghệ thuật khao khát thử nghiệm nhiều chủ đề và cách tiếp cận khác nhau. Thế nhưng liệu nghệ sĩ có quyền vượt cả giới hạn đạo đức vì danh nghĩa nghệ thuật? Nghệ thuật tạo nên bởi những hành vi gây nghi ngại, trong trường hợp này, có đang thật sự phản ánh cuộc sống?

Những bức ảnh phá vỡ 'ranh giới’ đạo đức của nghệ thuật

nhu y | 03/08/2018, 08:39

Thôi thúc sáng tạo khiến người làm nghệ thuật khao khát thử nghiệm nhiều chủ đề và cách tiếp cận khác nhau. Thế nhưng liệu nghệ sĩ có quyền vượt cả giới hạn đạo đức vì danh nghĩa nghệ thuật? Nghệ thuật tạo nên bởi những hành vi gây nghi ngại, trong trường hợp này, có đang thật sự phản ánh cuộc sống?

Năm 1979, nhiếp ảnh gia và nghệ sĩ trường phái khái niệm người Pháp, Sophie Calle, lặng lẽtheo chân một thương nhân lạ mặt qua từng góc phố từ Paris đến Venice. Bà dành 2 tuầnliên tiếp theo dõi và chụp ảnh người đàn ông lúc này đang ở giữa chuyến công tác. Không chỉchụp hình, nữ nghệ sĩ ghi chú kèm theo mỗi shot ảnh mô tả chi tiết lẫn cảm nhận riêng về
‘chủ thể’ trước ống kính.
Dự án ảnh kỳ quặc - ‘Suite Venitienne’ (‘Những căn phòng ở Venice’), mở màn cho hàng loạtsản phẩm nghệ thuật ‘thách thức’ câu hỏi đạo đức của Calle.


Sophie Calle. Suite Venitienne. 1980.
Năm 1983, Calle vô tình nhặt được một sổ điện thoại thất lạc. Bà quyết định chụp lại nộidung danh bạ trong sổ trước khi mang trả nó. Calle, sau đấy, gọi đến tất cả số điện thoạithuộc danh bạ để hỏi về danh tính chủ nhân quyển sổ. Cuối cùng, bà tổng hợp những đoạnhội thoại ấy thành series văn học độc nhất vô nhị, ‘The Address Book,’ xuất bản trên báo
tiếng Pháp Libération.
Người sở hữu quyển sổ điện thoại, nhà làm phim tài liệu Pierre Baudry, từng đe dọa khởikiện nữ nhiếp ảnh gia vì hành động xâm phạm đời tư. Thậm chí, ông gửi đến tờ Libérationmột tấm ảnh khỏa thân của Calle, yêu cầu họ đăng nó như ‘sự trả đũa’ nhất thời. Duy, thayvì chùng bước, Calle bổ sung chính chi tiết này về Baudry vào ‘The Address Book.’
Tương tự, để tạo ra chùm ảnh khác có tên ‘The Hotel’ (1983), Calle ứng tuyển làm công việcdọn dẹp bán thời gian tại một khách sạn. Giữa lúc dọn phòng, bà lục lọi rồi chụp hình vô sốđồ vật (tư trang, quần áo,..) do nhiều người khách lạ mang đến.
Nhìn ngắm series ‘The Hotel’, người xem được ‘chiêm ngưỡng’ phong cách nghệ thuật tòmò, táo bạo của Calle. Đến nỗi bạn không khỏi nghĩ rằng, ở mỗi khách sạn bạn dừng chân,vào mỗi dịp du lịch, bạn cũng có thể bị ‘quan sát’ như thế bởi bất kì ai.


The Hotel. 1983.
Sophie Calle có thể hiểu đúng, hay sai thế nào về những chủ thể bà theo dõi, bởi phươngpháp bà dùng nhằm ‘khai thác’ họ? Sự vượt quá chuẩn mực đạo đức Calle thể hiện, mặtkhác, dấy lên băn khoăn còn quan trọng hơn: chúng ta có đủ khả năng thoát khỏi ánh nhìntừ ‘đôi mắt nghệ thuật’?
Năm 2013, nhiếp ảnh gia Arne Svenson gây nên làn sóng chỉ trích tương tự Calle ngày trước,sau khi sử dụng ống kính tele lén lút chụp ảnh người dân trong khu nhà cao tầng ông đangsống ở Mỹ. ‘The Neighbors’ được mang đi triển lãm, nhưng Svenson phải hầu tòa. Ông rốtcuộc thắng kiện. Dẫu vậy, series ảnh bị cấm trưng bày vĩnh viễn.
Sự việc kết thúc tại đấy, nhưng ý kiến tranh cãi đến nay chưa hề dừng lại. Phải chăng chùmảnh Svenson thực hiện, bí mật ghi lại hàng loạt khoảnh khắc gia đình, trẻ nhỏ, thú nuôi sinhhoạt giữa không gian sống thân mật, riêng tư thuộc về họ, được chấp nhận trên phươngdiện đạo đức? Luật pháp, thực tế, đứng về Svenson. Ít nhất, theo luật định, một nghệ sĩ vẫn
có quyền tìm hiểu - xâm nhập vào đời sống con người.
Điều luật liên quan đến quyền ‘tự do’ sáng tạo nghệ thuật, thế nhưng, dễ gây hoang mangcho mỗi người, đặc biệt trong thời đại công nghệ số hóa hiện nay, khi gần như mọi thông tincùng hình ảnh cá nhân đều được đăng tải công khai.

Arne Svenson. The Neighbors.
Vẫn còn một điều khá thú vị. Nhiều tác phẩm từ Sophie Calle hay Svenson cho người xem rấtít ‘dữ kiện’ về chủ thể bất đắc dĩ trên ảnh. Thay vào đó, nếu đọc lời ghi chú và cùng lúc ngắmảnh do Calle chụp, bạn học được nhiều hơn về nữ nghệ sĩ, về cách bà nỗ lực phản ánh cuộcsống dưới góc cạnh khác, thông qua một cuộc đời khác.
Giống với những gì Calle từng thử, nghệ sĩ kỳ cựu gốc Tây Ban Nha Santiago Sierra đã ‘kíchngòi’ câu hỏi đạo đức, duy, dựa trên phương thức mới. Ông trả tiền để được ‘nghiên cứu’chủ thể nghệ thuật.
Cho series ảnh ‘160cm Line Tatooed on 4 People’ (năm 2000), Sierra trả 4 phụ nữ bán hoanghiện ma túy khoảng tiền đủ để họ mua một liều heroin. Đổi lại, ông đề nghị xăm hình vàchụp ảnh họ. Cho tác phẩm ‘Group of Persons Facing a Wall’ (2002), lẫn nữa, Sierra trả mộtnhóm phụ nữ vô gia cư số tiền đủ giúp họ thuê phòng khách sạn trong một đêm, để được
chụp hình họ ở tư thế đứng quay mặt vào tường một phòng triển lãm.
Khác với Calle và Svenson, chủ thể Sierra chọn lựa chấp nhận xuất hiện trước ống kính,nhưng sự chấp thuận này lại gây ngờ vực.
Từng tác phẩm của Sierra cho thấy dấu ấn xã hội đương đại rõ rệt, chỉ ra một thứ ‘trật tự’sinh tồn luôn hiện diện, ảnhhưởng lên đời sống mỗi ngày. Dưới góc độ nghệ thuật kháiniệm, series ảnh mang thông điệp đáng suy ngẫm. Dẫu vậy, bằng cách sử dụng hình tượngnhững cá nhân con người bần cùng hoặc có hoàn cảnh sống đặc biệt, Sierra rơi vào ‘cái bẫy’vô nhân đạo, thứ vốn dĩ ông không ngừng lên tiếng chỉ trích.


Santiago Sierra
Sierra buộc người xem tự hỏi, liệu nghệ sĩ có thể ‘lợi dụng’ người khác vì nghệ thuật? Liệugiá trị nghệ thuật có đủ sức khỏa lấp tất cả hệ quả?
Lẽ dĩ nhiên, nếu vô tình hay hữu ý trở thành chủ thể cho một tác phẩm nghệ thuật, phần lớnchúng ta đều mong muốn hình ảnh riêng được mô tả toàn diện, biện giải công bằng và chânthật.
Đáng tiếc, động cơ của người nghệ sĩ lắm lúc đơn thuần bó hẹp trong việc phản ánh bảnthân, hơn là cố gắng thấu hiểu hết mình chủ thể nghệ thuật họ nắm giữ. Suy cho cùng, cái họtheo đuổi là một ‘tấm gương’ - một cách thức mới lạ để phản chiếu cái tôi.
Như Calle cùng nhiều nhân vật khác dành cả đời cho hoạt động sáng tạo, tư duy ‘vì nghệthuật’ có thể đã thúc đẩy họ không ít lần đứng trước ngưỡng giới hạn đạo đức. Mặt khác, sựtận tâm này đôi khi không dễ thấu cảm bởi ‘khán giả’ trên ‘sân khấu’ họ tạo dựng.
Như Ý
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những bức ảnh phá vỡ 'ranh giới’ đạo đức của nghệ thuật